Khai mạc Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4
TCCSĐT - Ngày 01-4-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4 do Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam đăng cai tổ chức. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam tham dự và chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, cùng sự tham dự của 10 đoàn đại biểu Tòa án tối cao các nước trong khối ASEAN.
Hội nghị Chánh án các nước ASEAN là hội nghị thường niên do Tòa án tối cao các nước ASEAN luân phiên đăng cai tổ chức. Đây là diễn đàn trao đổi cấp cao của người đứng đầu cơ quan tư pháp các nước ASEAN, với mục tiêu trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước. Đồng thời, là dịp để các nước trao đổi về những chính sách chung, các ý tưởng hợp tác giữa các nước nhằm phát triển nền tư pháp khu vực.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Hội nghị Chánh án các nước ASEAN diễn ra trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN vừa chính thức được thành lập, với mục tiêu hòa bình, ổn định, liên kết, phát triển và hướng tới người dân làm trung tâm, tạo cơ hội cho hơn 625 triệu người dân ở Đông Nam Á về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đáng chú ý, Cộng đồng ASEAN hoạt động trên các nguyên tắc chung vì lợi ích của người dân, người dân sẽ được thụ hưởng những thành quả từ hội nhập khu vực ASEAN. Chính vì thế, sự hợp tác của Tòa án Việt Nam với Tòa án các nước ASEAN cũng là một kênh hợp tác đa phương, hữu hiệu để hiện thực hóa các mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN và của Tòa án các nước ASEAN nói riêng.
Đồng chí Trương Hòa Bình khẳng định, đối với Việt Nam hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác về pháp luật và tư pháp là một nội dung hợp tác không thể tách rời với các nội dung hợp tác khác trên mọi lĩnh vực.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam lưu ý, việc hình thành Cộng đồng ASEAN, cùng với cơ hội từ hội nhập, các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó có vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp như những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại quốc tế sẽ gia tăng đáng kể. Các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm truyền thống và phi truyền thống có điều kiện phát triển và phức tạp hơn.
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị lần này không những thể hiện trách nhiệm, vai trò của mình đối với hoạt động trong phạm vi ASEAN mà còn hướng tới lợi ích cụ thể, thiết thực cho nền tư pháp Việt Nam nói chung, vai trò và vị thế của Tòa án Việt Nam nói riêng trong bối cảnh nước ta Hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng trong hiện tại và tương lai. Trên tinh thần đó, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam đưa ra 6 chủ đề trao đổi tại hội nghị gồm có: Thể chế hóa hội nghị Chánh án ASEAN, hội nhập ASEAN, xây dựng Cổng thông tin điện tử Tòa án ASEAN, đào tạo tư pháp, quản lý vụ án và công nghệ tại tòa án, giải quyết tranh chấp gia đình xuyên biên giới. Bên cạnh đó còn thảo luận về các sáng kiến mới như: Thể chế hóa Hội nghị Chánh án ASEAN, Hội nhập ASEAN, tranh chấp trẻ em xuyên biên giới. Đây đều là các chủ đề được Tòa án các nước quan tâm.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Uông Chu Lưu khẳng định: Hội nghị Chánh án ASEAN với những chủ đề hợp tác đưa ra lần này, chính là nhằm hài hòa hóa pháp luật và tư pháp của các nước, tăng cường hội nhập ASEAN, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, phồn vinh và phát triển. Chính vì lẽ đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc Tòa án các nước ASEAN tổ chức các diễn đàn cấp cao nhằm chia sẻ kinh nghiệm tốt, thông tin pháp luật và thực tiễn pháp lý của nhau.
Đồng chí Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang đóng vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN đối với việc đề ra các chính sách chung, góp phần giữ vững ổn định và phát triển của khu vực. Việt Nam đã và đang có những cải cách trong các lĩnh vực để hội nhập sâu hơn vào khu vực và trên thế giới, xây dựng ASEAN thành một khu vực cạnh tranh về kinh tế, thúc đẩy chính sách bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, phục vụ lợi ích cho người dân. Đồng chí Uông Chu Lưu tin tưởng những vấn đề sẽ được trao đổi tại Hội nghị này sẽ là điều kiện quan trọng để đưa ra những chính sách định hướng phát triển nền tư pháp của các nước trong khu vực thời gian tới./.
Phó Thủ tướng dự phiên thảo luận về đe dọa an ninh hạt nhân  (01/04/2016)
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ  (31/03/2016)
Ban Bí thư yêu cầu chấn chỉnh công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ  (31/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên