Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao
Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu, gồm lãnh đạo nhiều nước trong và ngoài khu vực, các học giả có uy tín, các doanh nghiệp và truyền thông quốc tế. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá châu Á có nhiều cơ hội để tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, nhưng cũng phải xử lý nhiều thách thức; nhấn mạnh châu Á cần lấy đổi mới và sáng tạo làm động lực then chốt để tăng trưởng bền vững.
Phó Thủ tướng đánh giá việc các nền kinh tế châu Á đang đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng nền kinh tế sáng tạo là hướng đi phù hợp.
Các nước châu Á cần tranh thủ các động lực và không gian phát triển mới thông qua tăng cường liên kết kinh tế khu vực trong khuôn khổ song phương, hợp tác tiểu vùng, Cộng đồng ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),…
Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác phát triển bền vững, đặc biệt là hợp tác xử lý thách thức biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước.
Việc xử lý các thách thức này vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của từng quốc gia cũng như của cả khu vực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh củng cố môi trường hòa bình và ổn định là tiền đề không thể thiếu đối với phát triển của châu Á. Mọi bất đồng, tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực hợp tác với các nước theo tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm trước những vấn đề chung của thế giới và khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và láng giềng tốt đẹp với các nước châu Á; nhấn mạnh các nước cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng cường hội nhập khu vực, kết nối năng lực sản xuất; chú trọng phát triển nền kinh tế mở và bao trùm; khuyến khích đổi mới và sáng tạo nhằm tạo các động lực phát triển mới.
Dành nhiều thời gian để nói về kinh tế Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đánh giá tiến trình cải cách và tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không tránh được những khó khăn ngắn hạn, nhưng đang đi đúng hướng và tiến triển tích cực, có thể duy trì tăng trưởng 6,5% - 7% trong những năm tới.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy nội nhu và phát triển dịch vụ là những động lực quan trọng đối với phát triển của Trung Quốc trong thời gian tới.
Diễn đàn đã nghe phát biểu của Thủ tướng Campuchia, Lào, Nepal, Thái Lan và lãnh đạo một số nước trong và ngoài khu vực. Phát biểu của lãnh đạo các nước đều nhấn mạnh vai trò và tiềm năng phát triển của châu Á, sự cần thiết phải tăng cường hợp tác bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như tầm quan trọng của cải cách cơ cấu, ứng dụng công nghệ mới và thúc đẩy hội nhập khu vực để tạo các động lực mới cho phát triển.
Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã tham dự Đối thoại Tỉnh trưởng/Thị trưởng ASEAN - Trung Quốc để thúc đẩy giao lưu, hợp tác với các địa phương của Trung Quốc và các nước ASEAN./.
Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác lịch sử Đảng năm 2013 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 - 2017  (24/03/2016)
Tiếp tục các tin tức về Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII  (24/03/2016)
Điện mừng của lãnh đạo các đảng, các nước chúc mừng Tổng Bí thư  (24/03/2016)
Nâng cao tính công khai, minh bạch của cơ quan hành chính  (24/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Singapore đến chào từ biệt  (24/03/2016)
Việt Nam dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016 tại Trung Quốc  (24/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên