Việt Nam dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016 tại Trung Quốc
TCCSĐT - Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2016 đã bước sang ngày họp thứ hai tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, với chủ đề “Châu Á mới: Sức sống mới - Tầm nhìn mới”. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Tại hội nghị thường niên năm nay, những chủ đề "nóng" liên quan tới trí tuệ nhân tạo, “Internet Cộng” chiếm tỷ trọng khá lớn. Ngoài ra, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13”, cải cách kết cấu khung cung ứng của Trung Quốc trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bước vào trạng thái "bình thường mới" cũng sẽ trở thành trọng điểm tại nhiều cuộc thảo luận. Sáng tạo và khởi nghiệp là cụm từ "làm nóng" kinh tế hiện nay.
Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm nay sẽ tổ chức 10 cuộc đối thoại với các nhà khởi nghiệp. Hơn 10 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành truyền thống và ngành nghề mới nổi sẽ chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao còn lần đầu tiên tổ chức phần diễn đàn thể thao. Những năm gần đây ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc phát triển khởi sắc dưới sự kích thích của các chính sách liên quan, ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào bức tranh thể thao thế giới thông qua các hình thức mua lại, đầu tư... Ngoài ra, Diễn đàn năm nay còn sẽ tổ chức 15 hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và đối thoại song phương với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhiều cuộc đối thoại song phương với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ mời lãnh đạo các công ty đa quốc gia và quan chức cấp Bộ trưởng của các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc..., tiến hành giao lưu cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề tiêu điểm trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc; đề xuất các kiến nghị nhằm triển khai tốt các thỏa thuận và nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, bao gồm duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ... phát triển lành mạnh, cân bằng, hiệu quả; triển khai hiệu quả các khoản tín dụng và viện trợ không hoàn lại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế khu vực biên giới giữa hai nước.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại về những diễn biến mới gần đây ở Biển Đông; đề nghị Trung Quốc cùng thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và giải quyết bất đồng, tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung; triển khai tốt các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước; cùng các nước ASEAN thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), không có các hành động mới gây phức tạp thêm tình hình; xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn Chính phủ Trung Quốc đã đáp ứng tích cực đề nghị của Việt Nam về việc gia tăng lưu lượng xả nước từ Thủy điện Cảnh Hồng, Vân Nam xuống hạ lưu sông Mekong, góp phần hỗ trợ khắc phục tình trạng hạn hán cho các nước hạ lưu sông Mekong.
Thủ tướng Lý Khắc Cường hoan nghênh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sang tham dự Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương lần thứ nhất và Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao; nhấn mạnh Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Trung - Việt theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt; nhất trí hai bên duy trì trao đổi cấp cao, sẵn sàng tăng cường giao lưu nhân dân, phát huy hiệu quả các nhóm công tác, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất sớm có tiến triển, kiểm soát tốt bất đồng, không ngừng đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt đi vào chiều sâu.
Đồng thời, Trung Quốc cam kết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ và phối hợp với các nước liên quan giúp Việt Nam khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp song phương với Phó Thủ tướng Liên bang Nga Arkady Dvorkovich.
Tại buổi gặp, hai Phó Thủ tướng đánh giá quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga phát triển năng động và thực chất trên nhiều lĩnh vực; nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao thường xuyên nhằm củng cố quan hệ tốt đẹp và tin cậy lẫn nhau.
Hai bên nhấn mạnh cần đẩy nhanh tiến trình phê duyệt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu để Hiệp định sớm có hiệu lực và đi vào triển khai; nhất trí thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, trong đó quan tâm tạo thuận lợi trao đổi nông sản, triển khai các dự án trong những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng như công nghiệp, năng lượng, dầu khí…
Hai bên khẳng định sẽ tăng cường phối hợp với nhau và với các nước ASEAN để chuẩn bị tốt cho Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN - Nga vào tháng 5 tại Nga nhằm tạo xung lực mới cho quan hệ ASEAN - Nga và đóng góp tích cực vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thống đốc tỉnh Kaluga  (24/03/2016)
Chủ tịch Quốc hội: Lãnh đạo phải chuẩn bị người thay thế mình cho tốt  (24/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Trung ương Hội Chữ thập Đỏ  (24/03/2016)
Chia sẻ nguồn nước là trọng tâm của Hợp tác Mekong - Lan Thương  (24/03/2016)
Bảo đảm quân nhu cho các nhiệm vụ đặc biệt, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc  (24/03/2016)
Người dân chưa bằng lòng với sự phục vụ của công chức  (24/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay