IMF đang hướng đến hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật và đào tạo
Chiều 16-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chúc mừng bà Christine Lagarde được tái bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc IMF thường xuyên tổ chức hoạt động giám sát, đánh giá, tư vấn, nhất là tư vấn về chính sách cho Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế vĩ mô cũng như các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho Việt Nam.
Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bằng sự nỗ lực của chính mình cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có IMF, Việt Nam đã đạt được thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực theo hướng ngày càng ổn định, phát triển bền vững, hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, có thuận lợi đan xen với không ít khó khăn, thách thức, Việt Nam luôn kiên trì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng với sự nỗ lực nội tại của mình cùng với sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, trước mắt là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tăng trưởng bình quân 7% trong 5 năm tới. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, không ngừng hoàn thiện thể chế, phát huy mạnh dân chủ.
Thủ tướng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của IMF trong hoạt động đánh giá, nhận định về thực trạng và xu thế phát triển kinh tế vĩ mô, qua đó góp phần vào công tác hoạch chính sách, nâng cao hình ảnh, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Cảm ơn đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các hoạt động của IMF trong thời gian qua, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde cho biết ngoài hỗ trợ về tài chính, IMF đang hướng nhiều đến việc hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật và đào tạo.
Bà Christine Lagarde bày tỏ ấn tượng mạnh về những kết quả phát triển kinh tế - xã hội toàn diện mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, nhất là việc Việt Nam duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát xuống mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh , giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Bà Christine Lagarde khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Làm được như vậy, nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều dư địa để phát triển.
“ IMF luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng, hiệu quả hơn nữa với Việt Nam; sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển,” bà Christine Lagarde khẳng định./.
Việt Nam - Hungary ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự  (16/03/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra vùng hạn mặn Tiền Giang  (16/03/2016)
Chủ tịch nước: Việt Nam trân trọng những khuyến nghị của IMF  (16/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Tanzania; Mozambique và Iran  (16/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng Lào Thammavong  (16/03/2016)
Việt Nam đạt nhiều thành tựu về nâng cao quyền năng cho phụ nữ  (16/03/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên