"Phòng chống tham nhũng cần thực hiện đúng pháp luật, công khai"
Ngày 15-3, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thủ đô.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Hiện nay tình trạng tham nhũng khá phức tạp, không chỉ là vấn đề của riêng nước ta mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Phó Thủ tướng lưu ý, Hà Nội là Thủ đô, trung tâm của cả nước, vì thế thành phố cần tiếp tục đi đầu trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiến hành đồng bộ trong cả hệ thống chính trị.
Trước hết, thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát và kiện toàn hệ thống để không tạo ra kẽ hở cho tham nhũng. Công tác tuyên truyền cần phải kiên nhẫn, kiên trì tới từng cán bộ, công nhân viên, từng tầng lớp nhân dân.
Phó Thủ tướng gợi mở, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng như “mưa dầm thấm lâu”, từ những việc làm nhỏ của mỗi cá nhân, tổ chức sẽ tạo bước chuyển biến tích cực trong xã hội.
Muốn chống tham nhũng thì bản thân bộ máy hành chính phải siết chặt kỷ cương, không để tình trạng trên bảo dưới không nghe, không thể để tình trạng cán bộ thích thì làm, không thích thì thôi. Tránh để làm việc theo cảm xúc, nay thích mai không.
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, thời gian tới Hà Nội rà soát, phát hiện kịp thời những sai phạm; cán bộ nào không đáp ứng được công việc, quan liêu, cửa quyền, vòi vĩnh thì phải thay thế ngay, cần thiết thì đưa ra khỏi bộ máy hành chính Nhà nước. Mọi công tác phòng, chống tham nhũng cần thực hiện đúng pháp luật, công khai cho người dân biết.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Thời gian tới Hà Nội sẽ tăng cường và siết chặt kỷ cương trong các cơ quan công quyền; đặc biệt đổi mới mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn và thuận tiện hơn. Thành phố sẽ xử lý nghiêm nếu cán bộ quan liêu, cửa quyền, vòi vĩnh, nhũng nhiều người dân và phát hiện tham ô, tham nhũng.
Theo báo cáo, 10 năm qua toàn thành phố giải quyết gần 24.000 vụ khiếu nại tố cáo; qua giải quyết phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 359 tỷ đồng, xử lý trách nhiệm 75 cá nhân, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 33 vụ./.
Hà Tĩnh cần chủ động xây dựng mô hình nông thôn kiểu mẫu  (15/03/2016)
Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 của Khối thi đua các cơ quan Đảng Trung ương  (15/03/2016)
Việt Nam và Hungary hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp  (15/03/2016)
Việt Nam dự hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về trao quyền cho phụ nữ  (15/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay