Phó Thủ tướng: "Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ"
23:27, ngày 22-01-2016
Bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ngày 22-1, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã dành thời gian trao đổi với báo giới.
- Xin đồng chí cho biết, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có ảnh hưởng như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Một trong những yếu tố làm cho tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp là các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng, tạo ra sự cọ xát về mặt lợi ích chiến lược, lợi ích an ninh, kinh tế.
Nếu các nước không giữ được độc lập tự chủ, phát huy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mà nghiêng bên này, nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh của mình. Chính vì vậy, Đại hội Đảng nêu rất rõ mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Có nghĩa là chúng ta quan hệ với tất cả các nước.
Một trong những vấn đề chúng ta thành công trong 5 năm vừa qua là đã xây dựng được một khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới. Điều đó thể hiện chúng ta có chính sách đối ngoại đúng đắn, đồng thời cũng thể hiện vị thế của Việt Nam ngày càng tăng nên các nước mới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt Nam...
- Chính sách đối ngoại là sự nối dài của chính sách đối nội. Trong tình hình thế giới và khu vực thời gian tới như đã nêu thì chính sách phát triển trong nước phải như thế nào, thưa đồng chí?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chính sách đối ngoại là việc tạo dựng môi trường để cho phát triển trong nước, mở rộng quan hệ với các nước để tăng cường quan hệ chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế - thương mại đầu tư, phục vụ cho phát triển nội lực của đất nước.
Nói chính sách đối ngoại là nối dài của chính sách đối nội, điều đó cũng chưa hoàn toàn đúng, mà chính sách đối ngoại là một phần trong đường lối chính sách phát triển của đất nước.
- Tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước sẽ đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi, thách thức gì cho các Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới, thưa đồng chí?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ được thông qua, nói rất rõ các nhiệm vụ phát triển đất nước, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả đối ngoại. Trách nhiệm của tất cả các Ủy viên Trung ương được bầu tại Đại hội lần này và tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt đường lối đó. Điều hết sức quan trọng đó là sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng, nhưng có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thì mới đảm bảo thắng lợi.
- Thời gian vừa qua, chúng ta ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới (TPP), hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược (FTA). Có dư luận cho rằng mình ký kết rất nhiều nhưng lợi ích thật sự và mối liên kết với đối tác ấy thực chất như thế nào, đồng chí có thể làm rõ?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hiện nay ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Nếu chỉ nhìn vào một lợi ích cụ thể nào đó mà đối tác này, đối tác kia mang lại, thì chúng ta có thể không thấy được. Nhưng nhìn lại tổng thể chính sách đối ngoại của một đất nước, nếu chúng ta xây dựng được càng nhiều bạn bè tin cậy cao về chính trị, hợp tác tốt về quân sự - quốc phòng - an ninh, quan hệ kinh tế - thương mại được mở rộng thì đó là tổng hòa của các mối quan hệ, sẽ tạo cho đất nước có được môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, ngoài thách thức bên trong thì còn có những tác động bên ngoài liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, liên quan đến vị thế, đến quan hệ của từng nước. Nếu chúng ta có được quan hệ trong một khuôn khổ thì rõ ràng chúng ta giữ được quan hệ, tạo nền tảng về chính trị. Từ nền tảng chính trị đó, với từng đối tác chiến lược chúng ta nhấn mạnh từng khía cạnh, có thể là về kinh tế - thương mại, có thể là khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục... chứ không phải là nước nào cũng giống nhau. Mỗi nước có một thế mạnh riêng.
- Có ý kiến đánh giá, quan hệ với Trung Quốc - đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ký lâu rồi nhưng chưa đi vào thực chất, xin đồng chí cho biết ý kiến về vấn đề này?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Quan hệ với Trung Quốc đã được nâng lên thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Chúng ta xây dựng được quan hệ về chính trị, quan hệ đối tác kinh tế- thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của chúng ta cho đến nay. Vì thế, nói không thúc đẩy được quan hệ là không đúng. Quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực là phát triển nhưng điều đó không có nghĩa không có khác biệt. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề khác biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trên cơ sở quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Một trong những yếu tố làm cho tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp là các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng, tạo ra sự cọ xát về mặt lợi ích chiến lược, lợi ích an ninh, kinh tế.
Nếu các nước không giữ được độc lập tự chủ, phát huy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mà nghiêng bên này, nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh của mình. Chính vì vậy, Đại hội Đảng nêu rất rõ mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Có nghĩa là chúng ta quan hệ với tất cả các nước.
Một trong những vấn đề chúng ta thành công trong 5 năm vừa qua là đã xây dựng được một khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới. Điều đó thể hiện chúng ta có chính sách đối ngoại đúng đắn, đồng thời cũng thể hiện vị thế của Việt Nam ngày càng tăng nên các nước mới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt Nam...
- Chính sách đối ngoại là sự nối dài của chính sách đối nội. Trong tình hình thế giới và khu vực thời gian tới như đã nêu thì chính sách phát triển trong nước phải như thế nào, thưa đồng chí?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chính sách đối ngoại là việc tạo dựng môi trường để cho phát triển trong nước, mở rộng quan hệ với các nước để tăng cường quan hệ chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế - thương mại đầu tư, phục vụ cho phát triển nội lực của đất nước.
Nói chính sách đối ngoại là nối dài của chính sách đối nội, điều đó cũng chưa hoàn toàn đúng, mà chính sách đối ngoại là một phần trong đường lối chính sách phát triển của đất nước.
- Tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước sẽ đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi, thách thức gì cho các Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới, thưa đồng chí?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ được thông qua, nói rất rõ các nhiệm vụ phát triển đất nước, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả đối ngoại. Trách nhiệm của tất cả các Ủy viên Trung ương được bầu tại Đại hội lần này và tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt đường lối đó. Điều hết sức quan trọng đó là sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng, nhưng có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thì mới đảm bảo thắng lợi.
- Thời gian vừa qua, chúng ta ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới (TPP), hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược (FTA). Có dư luận cho rằng mình ký kết rất nhiều nhưng lợi ích thật sự và mối liên kết với đối tác ấy thực chất như thế nào, đồng chí có thể làm rõ?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hiện nay ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Nếu chỉ nhìn vào một lợi ích cụ thể nào đó mà đối tác này, đối tác kia mang lại, thì chúng ta có thể không thấy được. Nhưng nhìn lại tổng thể chính sách đối ngoại của một đất nước, nếu chúng ta xây dựng được càng nhiều bạn bè tin cậy cao về chính trị, hợp tác tốt về quân sự - quốc phòng - an ninh, quan hệ kinh tế - thương mại được mở rộng thì đó là tổng hòa của các mối quan hệ, sẽ tạo cho đất nước có được môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, ngoài thách thức bên trong thì còn có những tác động bên ngoài liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, liên quan đến vị thế, đến quan hệ của từng nước. Nếu chúng ta có được quan hệ trong một khuôn khổ thì rõ ràng chúng ta giữ được quan hệ, tạo nền tảng về chính trị. Từ nền tảng chính trị đó, với từng đối tác chiến lược chúng ta nhấn mạnh từng khía cạnh, có thể là về kinh tế - thương mại, có thể là khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục... chứ không phải là nước nào cũng giống nhau. Mỗi nước có một thế mạnh riêng.
- Có ý kiến đánh giá, quan hệ với Trung Quốc - đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ký lâu rồi nhưng chưa đi vào thực chất, xin đồng chí cho biết ý kiến về vấn đề này?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Quan hệ với Trung Quốc đã được nâng lên thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Chúng ta xây dựng được quan hệ về chính trị, quan hệ đối tác kinh tế- thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của chúng ta cho đến nay. Vì thế, nói không thúc đẩy được quan hệ là không đúng. Quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực là phát triển nhưng điều đó không có nghĩa không có khác biệt. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề khác biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trên cơ sở quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Thực hiện các giải pháp đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững  (22/01/2016)
Thông cáo báo chí Ngày làm việc thứ ba của Đại hội XII của Đảng  (22/01/2016)
Báo chí Argentina, Nhật Bản đưa tin đậm nét về Đại hội Đảng lần thứ XII  (22/01/2016)
Họp Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc  (22/01/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa X  (22/01/2016)
Việt Nam hoan nghênh việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran  (22/01/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên