Tăng trưởng kinh tế châu Âu được cải thiện
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế trên toàn châu Âu có thể duy trì ở mức 1,5% - 2%.
Theo chuyên gia chiến lược của nhà quản lý quỹ đầu tư số 1 thế giới, Tập đoàn JP Morgan Asset Management, ông Vincent Juvyns cho rằng, sau 10 quý liên tục tăng trưởng tích cực, kinh tế châu Âu chắc chắn đạt mức tăng trưởng 2% trong năm 2016 nhờ các quốc gia bên ngoài và việc áp dụng cải cách cơ cấu trong “lục địa già”. Chuyên gia Florence Pisani thuộc Tập đoàn đầu tư Candriam cũng nhấn mạnh, kinh tế châu Âu tiếp tục được cải thiện nhờ nhu cầu trong nước và sự phục hồi của giới đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm phân khúc của thị trường tài chính với các quốc gia ngoài châu Âu cũng không ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế châu Âu. Trong khi đó, chuyên gia Peter de Keyze thuộc Ngân hàng Paribas Fortis của Bỉ lại khẳng định về ngắn hạn, tác động của vấn đề người tị nạn Syria được xem là một yếu tố tích cực đối với người tiêu dùng nội địa tại châu Âu, nhất là đối với nền kinh tế Đức khi quốc gia này đang tiếp nhận lượng lớn người tị nạn. Theo ông P. Keyze, trong ngắn hạn, dòng người di cư có thể góp phần làm tăng thêm khoảng 0,2% cho tăng trưởng kinh tế châu Âu năm 2016.
Bên cạnh đó, việc giá dầu mỏ giảm mạnh cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, đặc biệt làm lợi cho những quốc gia nhập khẩu dầu và người tiêu dùng. Theo chuyên gia Serge Pizem thuộc Tập đoàn bảo hiểm Axa IM, thời điểm hiện nay là cơ hội lớn để các công ty châu Âu thu về lợi nhuận, để bù đắp vào sự chậm trễ so với các tập đoàn của Mỹ trong những năm sắp tới./.
Phát biểu của PGS,TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khai mạc Lễ trao giải “Sáng kiến vì Cộng đồng 2015” và phát động Phong trào thi đua sáng tạo  (04/01/2016)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Ngoại giao tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập  (03/01/2016)
Tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch  (03/01/2016)
Việt Nam giúp nâng cấp hệ thống y tế tại khu vực Bắc Lào  (03/01/2016)
Người Việt tại Đức góp phần quan trọng vào quan hệ đối tác song phương  (03/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển