Hội nghị vùng châu Á - Thái Bình Dương Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Ngày 01-12, Hội nghị lần thứ 7 vùng châu Á-Thái Bình Dương trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội nghị có sự tham dự của các đoàn thuộc Phân ban vùng châu Á-Thái Bình Dương trong APF là Việt Nam, Lào, Campuchia cùng đại diện một số vùng trong APF và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Trước khi khai mạc hội nghị, các đại biểu đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) và vụ tấn công khủng bố, bắt cóc con tin tại Bamako (Mali).
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho biết, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao vai trò của APF với các mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ dân chủ, nhà nước pháp quyền, tôn trọng quyền con người, duy trì và phát triển tính đa dạng về văn hóa.
APF đã tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động quốc tế, khởi xướng và triển khai các hoạt động thúc đẩy hợp tác liên nghị viện, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các thể chế nghị viện, đặc biệt là trong không gian Pháp ngữ.
Tại hội nghị lần này, các đại biểu sẽ có hai phiên thảo luận bàn tròn về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nghị viện” và “Việc làm cho sinh viên Pháp ngữ sau khi tốt nghiệp và vai trò của tiếng Pháp”.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các chủ đề thảo luận này mang tính thời sự và sát với tình hình thực tế của khu vực. Hiện Việt Nam đang vươn tới các mục tiêu thiên niên kỷ mới vừa bảo đảm nam-nữ bình đẳng về mọi mặt, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò trong xã hội, đồng thời nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Mặt khác, Việt Nam cũng tạo cơ hội cho mọi người có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, đặc biệt là các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng hi vọng, các đại biểu dự hội nghị sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về thực trạng, các rào cản cần vượt qua và đề ra các giải pháp để nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội, đồng thời góp ý kiến để OIF, APF, các quốc gia thành viên có các biện pháp tích cực, hiệu quả để khẳng định vị trí của ngôn ngữ tiếng Pháp trong việc tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và duy trì sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh cơ chế đối thoại vùng châu Á-Thái Bình Dương với kinh nghiệm tổ chức theo các chuyên đề. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy cùng các đơn vị tổ chức, trao đổi các nội dung từ thực tiễn của từng nước vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tăng cường sự đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, vì sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, vì tiến bộ xã hội trên thế giới.
Vùng châu Á-Thái Bình Dương trong APF gồm các phân ban: Campuchia, Lào, Vanuatu và Việt Nam. Kể từ khi được thành lập tại Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh Thừa-Thiên Huế vào năm 2006, với sự tham gia tích cực của các phân ban Campuchia, Lào, Việt Nam đã góp phần tích cực vào hoạt động của APF tại khu vực; bảo vệ sự đa dạng văn hóa theo đúng tôn chỉ hoạt động của APF.
Cùng với quan hệ song phương giữa Quốc hội ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, vùng châu Á-Thái Bình Dương trong APF được xem là kênh hoạt động đa phương và là nơi gặp gỡ trao đổi quan trọng thông qua một ngôn ngữ chung là tiếng Pháp giữa Quốc hội ba nước, góp phần thiết thực thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam-Lào-Campuchia. Đây cũng là cơ hội để Quốc hội ba nước hỗ trợ lẫn nhau tại một diễn đàn liên nghị viện quốc tế quan trọng.
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong APF, Chủ tịch Vùng châu Á-Thái Bình Dương trong APF, Hội nghị lần này diễn ra trong hai ngày 01 và 02-12, tập trung thảo luận về các biện pháp tăng cường không gian Pháp ngữ trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, cùng với đó là hai chủ đề bàn tròn. Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu cũng dành thời gian cho các hoạt động văn hóa-xã hội để khám phá khu vực châu thổ sông Mekong.
Nhân dịp này, bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã có buổi tiếp các Trưởng đoàn Campuchia, Lào, Việt Nam cùng đại diện Phân ban Pháp và đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OIF.
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng đón tiếp các đoàn sang dự Hội nghị lần thứ 7 vùng châu Á-Thái Bình Dương trong APF và cho rằng đây là dịp chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động nghị trường, trao đổi để phát huy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đã chuyển lời chào trân trọng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến các đoàn. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: Chủ tịch Quốc hội rất coi trọng mối quan hệ với các nước trong khuôn khổ APF; Việt Nam sẵn sàng tổ chức các Hội nghị tiếp theo của vùng./.
Một số hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị COP21  (01/12/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp để xây dựng và phát triển xứng đáng với vai trò đô thị đặc biệt  (01/12/2015)
Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị cho công dân Ukraine  (01/12/2015)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: 40 năm xây dựng và phát triển  (01/12/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay