Báo Đức: Chuyến thăm của Chủ tịch nước là sự kiện đỉnh cao
23:05, ngày 27-11-2015
Chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Đức đã trở thành đề tài được quan tâm rộng rãi của nhiều báo lớn tại nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, được đăng trang trọng trên báo in số ra ngày 24-11 của tờ nhật báo Neues Deutschland (Nước Đức mới), bài viết "Vietnams Staatspräsident besucht erstmals die Bundesrepublik" (Chủ tịch nước Việt Nam lần đầu tiên thăm Cộng hòa Liên bang Đức) của tác giả Dieter D.Pries đánh giá chuyến thăm của Chủ tịch nước là sự kiện đỉnh cao trong năm 2015, năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.
Theo bài viết, hiện nay Đức coi trọng Việt Nam như một trong những nền kinh tế năng động và thân thiện với nhà đầu tư nhất ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời đánh giá cao thành tựu của sự phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, trong đó có việc giảm tỷ lệ người nghèo từ trên 40% xuống chỉ còn dưới 10% như hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dự kiến 6,5% năm 2015.
Tác giả cho rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu/EU (EVFTA) sẽ là một động lực phát triển tiếp theo của kinh tế Việt Nam, trong đó Đức sẽ duy trì là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở EU.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng được phản ánh rõ nét trong bài viết. Theo tác giả, những dự án "hải đăng" như trường Đại học Việt - Đức và một số kế hoạch hợp tác khác hiện nay là minh chứng cho sự phát triển thực chất của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức.
Bài viết cũng trích dẫn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng phát biểu trong bài diễn văn chào Năm mới, rằng vị trí của Việt Nam trên nền kinh tế thế giới sẽ phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động và dự báo đào tạo nghề là một trọng điểm hợp tác giữa Đức và Việt Nam thời gian tới.
Trong vấn đề Biển Đông, tác giả cho rằng mối quan hệ "Đối tác chiến lược" trong lĩnh vực chính trị giữa Việt Nam - Đức sẽ còn sâu sắc hơn nữa nếu như Đức cũng như EU có nhiều đóng góp tích cực hơn trong việc góp phần giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp, xung đột ở Biển Đông hiện nay.
Trong khi đó, tờ Tagesspiegel ngày 25-11 cũng có bài viết về chuyến thăm Đức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với tiêu đề "Chủ tịch nước Việt Nam có chuyến thăm cấp nhà nước tại Berlin".
Bài báo đánh giá những nghi lễ cao nhất mà phía Đức dành để đón tiếp Chủ tịch nước thể hiện sự trọng thị của phía Đức dành cho Việt Nam, một đối tác quan trọng hàng đầu của Đức ở Đông Nam Á.
Bài viết cũng dẫn phát biểu của Tổng thống Đức Joachim Gauck cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới. Nhiều trang tin khác như Cổng thông tin điện tử Đức Presseportal, Hãng thông tấn Đức DPA, trang Thông tin Tài chính Đức Finanznachrichten... cũng có nhiều tin bài phản ánh về ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm Đức lần đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam./.
Theo bài viết, hiện nay Đức coi trọng Việt Nam như một trong những nền kinh tế năng động và thân thiện với nhà đầu tư nhất ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời đánh giá cao thành tựu của sự phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, trong đó có việc giảm tỷ lệ người nghèo từ trên 40% xuống chỉ còn dưới 10% như hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dự kiến 6,5% năm 2015.
Tác giả cho rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu/EU (EVFTA) sẽ là một động lực phát triển tiếp theo của kinh tế Việt Nam, trong đó Đức sẽ duy trì là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở EU.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng được phản ánh rõ nét trong bài viết. Theo tác giả, những dự án "hải đăng" như trường Đại học Việt - Đức và một số kế hoạch hợp tác khác hiện nay là minh chứng cho sự phát triển thực chất của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức.
Bài viết cũng trích dẫn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng phát biểu trong bài diễn văn chào Năm mới, rằng vị trí của Việt Nam trên nền kinh tế thế giới sẽ phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động và dự báo đào tạo nghề là một trọng điểm hợp tác giữa Đức và Việt Nam thời gian tới.
Trong vấn đề Biển Đông, tác giả cho rằng mối quan hệ "Đối tác chiến lược" trong lĩnh vực chính trị giữa Việt Nam - Đức sẽ còn sâu sắc hơn nữa nếu như Đức cũng như EU có nhiều đóng góp tích cực hơn trong việc góp phần giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp, xung đột ở Biển Đông hiện nay.
Trong khi đó, tờ Tagesspiegel ngày 25-11 cũng có bài viết về chuyến thăm Đức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với tiêu đề "Chủ tịch nước Việt Nam có chuyến thăm cấp nhà nước tại Berlin".
Bài báo đánh giá những nghi lễ cao nhất mà phía Đức dành để đón tiếp Chủ tịch nước thể hiện sự trọng thị của phía Đức dành cho Việt Nam, một đối tác quan trọng hàng đầu của Đức ở Đông Nam Á.
Bài viết cũng dẫn phát biểu của Tổng thống Đức Joachim Gauck cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới. Nhiều trang tin khác như Cổng thông tin điện tử Đức Presseportal, Hãng thông tấn Đức DPA, trang Thông tin Tài chính Đức Finanznachrichten... cũng có nhiều tin bài phản ánh về ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm Đức lần đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam./.
Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 10 của Chủ tịch Quốc hội  (27/11/2015)
Bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp của đổi mới  (27/11/2015)
Kiên quyết phản đối sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam  (27/11/2015)
Tổng thống Đức: "Tôi đặc biệt kính trọng nhân dân Việt Nam"  (27/11/2015)
Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với bang Hessen của Đức  (27/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp doanh nghiệp hàng đầu của Đức  (27/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển