Tổng thống Đức: "Tôi đặc biệt kính trọng nhân dân Việt Nam"
22:42, ngày 27-11-2015
Tại bữa Quốc Yến nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Liên bang Đức, Tổng thống Liên bang Đức Joachim Gauck đã có bài phát biểu ấn tượng về tình cảm của ông dành cho Việt Nam.
Mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Gauck cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang là một chuyến thăm đặc biệt, diễn ra đúng dịp Việt Nam và Đức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.
Theo Tổng thống Gauck, Việt Nam và Đức có rất nhiều mối quan tâm chung, như về ổn định và an ninh, tăng trưởng và hợp tác trong một thế giới toàn cầu hóa. Trước những thách thức, Việt Nam đã ứng phó bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng là mở cửa nền kinh tế thị trường, khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng như cải cách giáo dục, đào tạo và khoa học - những bước đi quan trọng trên con đường trở thành một quốc gia kinh tế hiện đại.
Về con người Việt Nam, Tổng thống Đức thừa nhận ông đặc biệt kính trọng nhân dân Việt Nam, những con người rất chăm chỉ, có nghị lực và sáng tạo, luôn vươn lên trong lĩnh vực kinh tế.
Tổng thống Gauck khẳng định Đức luôn đồng hành và ủng hộ nỗ lực tiếp tục hiện đại hóa ở Việt Nam. Theo ông, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã mở ra những cơ hội to lớn để hai bên tiếp tục xích lại gần nhau hơn. Ông cũng khẳng định Việt Nam và Đức cần tiếp tục nỗ lực và tận dụng những cơ hội đã có để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.
Tổng thống Đức cũng hoan nghênh quyết tâm thúc đẩy tự do thương mại của Việt Nam, trong đó Việt Nam và Liên minh châu Âu dự định ký một Hiệp định thương mại tự do, giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế vì lợi ích của các bên. Tổng thống Gauck cũng cho biết các doanh nghiệp Đức đang ngày càng quan tâm và nhận thấy cơ hội làm ăn ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quan hệ kinh tế cần một khuôn khổ đáng tin cậy.
Tổng thống Gauck cũng rất ấn tượng khi hiện có trên 120.000 người Việt đang sinh sống ở Đức, những người đã giúp làm phong phú thêm nước Đức nhờ sự chăm chỉ và tinh thần dám làm.
Tổng thống Đức cũng ca ngợi nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống của Việt Nam, bày tỏ mong muốn những nét văn hóa đó sẽ hiện diện nhiều hơn nữa trong xã hội Đức.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức cũng đánh giá rất cao các doanh nhân gốc Việt vì sự chăm chỉ cũng như ý chí học hỏi của họ./.
Theo Tổng thống Gauck, Việt Nam và Đức có rất nhiều mối quan tâm chung, như về ổn định và an ninh, tăng trưởng và hợp tác trong một thế giới toàn cầu hóa. Trước những thách thức, Việt Nam đã ứng phó bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng là mở cửa nền kinh tế thị trường, khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng như cải cách giáo dục, đào tạo và khoa học - những bước đi quan trọng trên con đường trở thành một quốc gia kinh tế hiện đại.
Về con người Việt Nam, Tổng thống Đức thừa nhận ông đặc biệt kính trọng nhân dân Việt Nam, những con người rất chăm chỉ, có nghị lực và sáng tạo, luôn vươn lên trong lĩnh vực kinh tế.
Tổng thống Gauck khẳng định Đức luôn đồng hành và ủng hộ nỗ lực tiếp tục hiện đại hóa ở Việt Nam. Theo ông, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã mở ra những cơ hội to lớn để hai bên tiếp tục xích lại gần nhau hơn. Ông cũng khẳng định Việt Nam và Đức cần tiếp tục nỗ lực và tận dụng những cơ hội đã có để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.
Tổng thống Đức cũng hoan nghênh quyết tâm thúc đẩy tự do thương mại của Việt Nam, trong đó Việt Nam và Liên minh châu Âu dự định ký một Hiệp định thương mại tự do, giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế vì lợi ích của các bên. Tổng thống Gauck cũng cho biết các doanh nghiệp Đức đang ngày càng quan tâm và nhận thấy cơ hội làm ăn ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quan hệ kinh tế cần một khuôn khổ đáng tin cậy.
Tổng thống Gauck cũng rất ấn tượng khi hiện có trên 120.000 người Việt đang sinh sống ở Đức, những người đã giúp làm phong phú thêm nước Đức nhờ sự chăm chỉ và tinh thần dám làm.
Tổng thống Đức cũng ca ngợi nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống của Việt Nam, bày tỏ mong muốn những nét văn hóa đó sẽ hiện diện nhiều hơn nữa trong xã hội Đức.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức cũng đánh giá rất cao các doanh nhân gốc Việt vì sự chăm chỉ cũng như ý chí học hỏi của họ./.
Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác với bang Hessen của Đức  (27/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp doanh nghiệp hàng đầu của Đức  (27/11/2015)
Đại biểu Quốc hội tán thành ban hành Luật tiếp cận thông tin  (27/11/2015)
Quốc hội thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi)  (27/11/2015)
Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên lần đầu tiên thăm Việt Nam  (27/11/2015)
Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong xây dựng nông thôn mới  (27/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển