Các nước châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi hợp tác chống khủng bố
21:55, ngày 20-11-2015
Các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương ngày 19-11 đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công khủng bố mới đây ở Paris, Beirut cũng như vụ máy bay Nga bị rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập, đồng thời kêu gọi hợp tác để thúc đẩy tăng trưởng như một cách thức ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.
Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Manila (Philippines), 21 nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh sự đoàn kết giữa các chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời khẳng định "sẽ không cho phép chủ nghĩa khủng bố đe dọa các giá trị cơ bản".
Tuyên bố cũng lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế lành mạnh có thể góp phần giảm nghèo đói và bình ổn xã hội, qua đó giúp diệt trừ tận gốc nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Các vụ tấn công khủng bố đã phủ bóng đen lên cuộc gặp thượng đỉnh thường niên về vấn đề kinh tế khi các cuộc gặp gỡ bên lề giữa các nhà lãnh đạo thế giới chủ yếu đề cập cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, trong cuộc gặp song phương đầu tiên bên lề APEC, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tập trung vào vấn đề khủng bố, khẳng định gia tăng áp lực với IS, cùng thảo luận về giải pháp chính trị cho Syria, coi đây là con đường tốt nhất nhằm đánh bại IS.
Đề cập tới một thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Syria, ông Turbull khẳng định IS sẽ không là một thành phần trong đó.
Phát biểu trước báo giới ngày 19-11, nhà lãnh đạo Australia nêu rõ IS đang tìm cách để thiết lập một nhà nước riêng, và đây “không phải là mối quan tâm trong bất kì thỏa thuận chính trị nào”./.
Tuyên bố cũng lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế lành mạnh có thể góp phần giảm nghèo đói và bình ổn xã hội, qua đó giúp diệt trừ tận gốc nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Các vụ tấn công khủng bố đã phủ bóng đen lên cuộc gặp thượng đỉnh thường niên về vấn đề kinh tế khi các cuộc gặp gỡ bên lề giữa các nhà lãnh đạo thế giới chủ yếu đề cập cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, trong cuộc gặp song phương đầu tiên bên lề APEC, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tập trung vào vấn đề khủng bố, khẳng định gia tăng áp lực với IS, cùng thảo luận về giải pháp chính trị cho Syria, coi đây là con đường tốt nhất nhằm đánh bại IS.
Đề cập tới một thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Syria, ông Turbull khẳng định IS sẽ không là một thành phần trong đó.
Phát biểu trước báo giới ngày 19-11, nhà lãnh đạo Australia nêu rõ IS đang tìm cách để thiết lập một nhà nước riêng, và đây “không phải là mối quan tâm trong bất kì thỏa thuận chính trị nào”./.
Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư  (20/11/2015)
Lương tối thiểu vùng tăng cao nhất 400.000 đồng từ đầu năm 2016  (20/11/2015)
Đề nghị công nhận tính pháp lý của tổ chức thừa phát lại đã lập  (20/11/2015)
Quy định mới về chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020  (20/11/2015)
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 duy trì đà hội nhập khu vực  (20/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển