Ủy ban Hòa bình Việt Nam tổ chức gặp mặt các thế hệ lãnh đạo
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam Uông Chu Lưu; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng, cùng các đại biểu nguyên là lãnh đạo, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam các thế hệ, đại diện lãnh đạo Ủy ban Hòa bình các địa phương đã tham dự buổi gặp mặt.
Phát biểu khai mạc buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam Uông Chu Lưu đã ôn lại thời điểm vào ngày 19-11-1950, tại Thủ đô kháng chiến Việt Bắc - xóm Roòng Khai, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn ra Hội nghị Hòa bình Việt Nam lần thứ Nhất và thành lập ra Ủy ban bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam.
Hội nghị đã suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự - Chiến sỹ hòa bình số một của Việt Nam, bầu bác sỹ Lê Đình Thám làm Chủ tịch và 35 Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Ủy ban bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam Uông Chu Lưu nhấn mạnh, buổi gặp mặt các thế hệ lãnh đạo Ủy ban Hòa bình Việt Nam nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập là dịp để ôn lại lịch sử hình thành, phát triển, những thành tựu và đóng góp của Ủy ban Hòa bình Việt Nam vào sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình của nhân dân trên toàn thế giới, chia sẻ những kỷ niệm của mình và tri ân, tưởng nhớ các chiến sỹ hòa bình đã đi xa; đồng thời thể hiện tình cảm, sự kính trọng của thế hệ sau đối với thế hệ đi trước.
Nhân dịp này, thay mặt Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Chủ tịch Uông Chu Lưu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho hoạt động của Ủy ban trong 65 năm qua; bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tham gia tích cực vào các hoạt động của Ủy ban Hòa bình Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm và trí tuệ của các thế hệ đi trước cho thế hệ trẻ sau này.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Vân phát biểu điểm lại những thành tích nổi bật của Ủy ban trong 65 năm qua; trong đó phải kể đến ngay sau khi thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam vào ngày 19-11-1950, Ủy ban đã phát động chiến dịch lấy chữ ký hưởng ứng hai nghị quyết của Hội đồng Hòa bình Thế giới: Nghị quyết năm 1950 tại Stockhom, Thụy Điển về loại bỏ vũ khí hạt nhân và Nghị quyết năm 1951 tại Berlin, Đức về việc đòi các cường quốc phải ký hiệp ước hòa bình để ngăn chặn nguy cơ một cuộc chiến tranh giới mới. Chỉ trong vòng một năm, quân và dân ta trong cả nước đã thu được gần 6,5 triệu chữ ký.
Tại các hội nghị, diễn đàn của Hội đồng Hòa bình Thế giới, các đoàn đại biểu hòa bình của Việt Nam đã chủ động giới thiệu tình hình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, giới thiệu về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu hòa bình và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo bạn bè trong phong trào hòa bình cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Những tiếng nói và hành động ủng hộ của bạn bè quốc tế đã tiếp thêm động lực cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên cả nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng tích cực. Hình ảnh những chiến sỹ hòa bình được nhân dân yêu mến gọi là những “ông hòa bình” như: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Phạm Huy Thông, Giáo sư Bửu Dưỡng… còn mãi khắc ghi trong lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Ủy ban đã tích cực vận động bạn bè quốc tế ủng hộ cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của Việt Nam. Nhiều bạn bè trong phong trào hòa bình thế giới không quản ngại khó khăn đã đến với Việt Nam, có người còn ra cả chiến hào để động viên bộ đội ta chiến đấu.
Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam năm 1961 tại Hà Nội và nhiều hội nghị quốc tế sau đó do Hội đồng hòa bình Thế giới và các nước tổ chức đã nói lên sự ủng hộ mạnh mẽ của phong trào hòa bình thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Năm 1988, Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam được đổi tên thành Ủy ban Hòa bình Việt Nam. Với nhiệm vụ cùng với nhân dân cả nước duy trì nền hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước, Ủy ban đã tiếp tục tích cực duy trì quan hệ với các đôi tác truyền thống và mở rộng quan hệ với các đối tác yêu hòa bình, đấu tranh vì hòa bình và công lý.
Ủy ban tích cực phối hợp với các tổ chức nhân dân Việt Nam tham gia các Diễn đàn nhân dân ASEAN, Diễn đàn Nhân dân Á-Âu, Diễn đàn xã hội thế giới với nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả, góp phần vào tiếng nói chung của nhân dân thế giới trong việc xây dựng một thế giới bình đẳng, tốt đẹp hơn...
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng phát biểu đánh giá cao những đóng góp của Ủy ban Hòa bình Việt Nam trong 65 năm qua; bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, với những kinh nghiệm và kết quả đạt được, Ủy ban Hòa bình Việt Nam tiếp tục đóng tích cực vào việc vận động các lực lượng, tổ chức, phong trào và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới, đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhân dịp này, thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng đã trao Kỷ niệm chương“Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thành phố Hồ Chí Minh; Linh mục Phan Khắc Từ, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; ông Nguyễn Minh Y, nguyên Trưởng ban Đối ngoại, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam. Những phần thưởng này nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp tích cực của các cá nhân cho hoạt động của Ủy ban Hòa bình Việt Nam và công tác đối ngoại nhân dân nói chung trong những năm qua./.
Xung lực mới trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-New Zealand  (15/11/2015)
Khai mạc Hội nghị cấp cao G-20 lần thứ 10 tại Thổ Nhĩ Kỳ  (15/11/2015)
Tổng thống Obama hối thúc Quốc hội phê chuẩn TPP vào đầu 2016  (15/11/2015)
Lãnh đạo Nhật Bản-Australia chia sẻ quan ngại về tình hình Biển Đông  (15/11/2015)
AIPA đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN  (15/11/2015)
Tổng thống Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới  (15/11/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên