Khủng hoảng nhập cư khiến các nước châu Âu ngày càng chia rẽ
Như vậy, hố sâu ngăn cách giữa Đông Âu và Tây Âu ngày càng được nới rộng ra với nhiều vấn đề gây bất đồng, chia rẽ mà khó có thể hàn gắn trong “một sớm, một chiều”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó đã được cả thế giới tung hô khi bà tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận hàng chục ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi xung đột, nghèo đói và bạo lực ở Syria, Iraq, Afghanistan.
Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi nhanh chóng chỉ trong vòng một tuần qua. Các nhà ngoại giao ở Đông Âu - nơi Đức đang hậu thuẫn cho kế hoạch tiếp nhận người tị nạn, bắt đầu lên tiếng chỉ trích về thái độ trịnh thượng và cứng rắn của Berlin.
Nhiều người còn cho rằng cách hành xử theo kiểu “chiếu trên” của Đức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vốn đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường an ninh châu Âu.
Theo báo trên, cuộc khủng hoảng nhập cư ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt ở khu vực biên giới các nước châu Âu, sau khi Đức siết chặt kiểm soát tại các cửa ngõ biên giới nước này.
Ngày 17-9, cảnh sát chống bạo động đã xô xát với người nhập cư ở Croatia. Hơn 7.000 người nhập cư từ Hungary đã tràn vào quốc gia nhỏ bé này, khiến tình hình thêm phức tạp và bất ổn.
Báo này nhận định trong bối cảnh hiện nay, Đức sẽ vấp phải những thử thách đáng kể khi thúc đẩy kế hoạch giải quyết vấn nạn trên theo ý tưởng do Berlin đề xuất.
Nhiều người gọi đề xuất phân bổ hạn ngạch về người nhập cư là “kế hoạch của Đức”.
Thậm chí, những đồng minh thân cận nhất của Đức ở châu Âu cũng không giấu được tâm trạng hoài nghi về đường hướng sắp tới./.
EU cam kết hỗ trợ 170 triệu USD cho chương trình hợp tác với ASEAN  (18/09/2015)
Tư lệnh Mỹ quan ngại việc Trung Quốc xây đường băng ở Biển Đông  (18/09/2015)
Phiên họp thứ 22, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (18/09/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Các nước lớn phải hành xử minh bạch  (18/09/2015)
Mong muốn JICA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua hợp tác ODA  (17/09/2015)
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa gặp cựu Thủ tướng Nhật  (17/09/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên