Bình Định thực hiện cải cách hành chính, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội
Cũng như các địa phương khác trong khu vực và cả nước, công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp ở Bình Định ngày càng bức thiết, có ý nghĩa quyết định đến tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế thế giới của địa phương.
Bình Định, một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ở vị trí trung tâm các tuyến giao lưu liên vùng và quốc tế; là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các nước trong tiểu khu vực sông Mê Kông mở rộng, rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế đó, một trong những giải pháp chủ yếu mà tỉnh đề ra và tổ chức thực hiện tốt trong những năm qua là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
Trước hết, về cải cách thể chế, tỉnh tập trung chủ yếu vào cải cách các thể chế kinh tế. Hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế và quản lý hành chính trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh. Năm 2007, tỉnh ban hành trên 45 văn bản, phần lớn là những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường; phí, lệ phí; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, thu hút nhân tài.... Kiểm tra, rà soát văn bản do HĐND và UBND các cấp ban hành theo chương trình kế hoạch, từng bước đưa công tác ban hành văn bản vào nền nếp, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan trong soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản.
Về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. Trên cơ sở đó, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và mẫu đơn, tờ khai hành chính theo hướng thống nhất, đồng bộ, hợp lý, khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính ở những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp như: đất đai, xây dựng, hộ chiếu, cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, hải quan, thuế, xuất nhập khẩu... được ưu tiên hàng đầu. Nhiều thủ tục hành chính ban hành được đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết như: thủ tục cấp mới, cấp lại và đổi giấy chứng minh nhân dân giảm 15 ngày; trong thủ tục cấp hộ chiếu sổ hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh nhân dân; người dân có thể đổi hộ chiếu qua đường bưu điện...
Năm 2007, tỉnh Bình Định đã kiểm tra, rà soát 163 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành (gồm 20 nghị quyết của HĐND, 131 quyết định và 12 chỉ thị của UBND, Chủ tịch UBND). Qua đó, phát hiện điều chỉnh và đề nghị điều chỉnh, sửa đổi 4 văn bản và công bố 17 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được chấn chỉnh và nâng cao chất lượng phục vụ. Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả tiếp tục được kiện toàn theo hướng bố trí cán bộ chuyên trách (100% cấp huyện được giao biên chế để bố trí cán bộ chuyên trách). Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, công chức trong quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh phối hợp với các ban của HĐND tỉnh tổ chức nhiều đợt kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh (Năm 2007, kiểm tra 09 cơ quan, đơn vị hành chính gồm: 03 đơn vị cấp tỉnh, 03 đơn vị cấp huyện và 03 đơn vị cấp xã), qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các đơn vị thực hiện chưa tốt các quy định về công khai thủ tục hành chính, phí, lệ phí và các quy định khác, góp phần phát huy hiệu quả của cơ chế “một cửa”, nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước với nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 16/25 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 11/11 huyện, thành phố và 155/159 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “một cửa”.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông đối với các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và đăng ký mã số thuế. Qua đó, rút thời gian thực hiện các thủ tục này xuống còn 7 ngày và chỉ 2 lần đi lại (giảm 10 ngày và bớt nhiều lần đi lại kê khai và qua nhiều đầu mối tiếp nhận và trả kết quả). Gần đây, huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn còn triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” liên thông trên các lĩnh vực đất đai và lĩnh vực thương binh - xã hội tại một số xã, phường, thị trấn.
Về cải cách tổ chức bộ máy, tỉnh tổ chức sắp xếp, kiện toàn lại một số đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và hướng dẫn của Trung ương; xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện theo định hướng sắp xếp và chỉ đạo của Trung ương, thực hiện việc phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức cho các sở, ban, ngành ở tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố; hoàn thiện việc đánh giá, phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã và các thủ tục trình Bộ Nội vụ và Chính phủ phân loại đối với các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, tỉnh rà soát và thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh; tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiến hành bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo có thời hạn; từng bước luân chuyển cán bộ lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ thôn, bản, với tổng số 1.519 học viên tham gia; tổ chức tốt xét tuyển viên chức sự nghiệp ngành giáo dục và y tế, bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, công khai, công bằng, khách quan, đúng cơ cấu, số lượng (Năm 2007 xét tuyển được 802 viên chức ngành y tế và giáo dục).
Về cải cách tài chính công, tỉnh hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước; ban hành quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; triển khai đồng loạt giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, về cơ chế tài chính ở 133/138 đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25-4-2006, của Thủ tướng Chính phủ; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho 26/37 cơ quan hành chính của tỉnh theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17-10-2005, của Chính phủ. Qua đó, các đơn vị chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, bố trí sử dụng hợp lý nguồn kinh phí, sắp xếp, tổ chức bộ máy, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Để hiện đại hóa nền hành chính, tỉnh triển khai tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thường trực HĐND, UBND tỉnh; duy trì hoạt động hệ thống trang điện tử ở 22 sở, ngành cấp tỉnh và ở huyện Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn; triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Kết quả cải cách hành chính những năm qua đã và đang góp phần làm cho nền kinh tế của địa phương tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10%, (riêng năm 2007 tăng 12,5%). GDP bình quân đầu người (theo giá USD thực tế) tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005 (riêng năm 2007 gần 600 USD), đời sống nhân nhân ổn định, an ninh, chính trị và quốc phòng được giữ vững...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
- Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhìn chung chưa cao; hệ thống cơ chế, chính sách và các quy định về phát triển kinh tế còn nhiều bất cập, thiếu tính toàn diện, đồng bộ và chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn nên tính khả thi và hiệu quả chưa cao;
- Bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố thiếu ổn định; cơ cấu tổ chức bên trong của một số sở, ban, ngành chưa thực sự tinh gọn, hợp lý và thường có xu hướng chia nhỏ các lĩnh vực công tác để thành lập thêm tổ chức mới; chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nền hành chính hiện đại; mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên môn hóa, kỹ năng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp; tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn triệt để; một số cán bộ, công chức còn vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, làm suy giảm lòng tin của người dân vào bộ máy công quyền;
- Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; việc rà soát danh mục thủ tục hành chính ở một số đơn vị còn thụ động; việc giải quyết thủ tục hành chính có nơi, có lúc còn biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà, đặc biệt là các thủ tục về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Tính đến giữa năm 2008, Bình Định có 31 dự án FDI với tổng vốn 372 triệu USD, 124 doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào 2 khu công nghiệp Phú Tài và Long Vỹ với tổng vốn trên 1.995 tỉ đồng. Khu kinh tế Nhơn Hội thu hút hơn 50 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn gần 3 tỉ USD, trong đó có 18 dự án đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư 724 triệu USD.
- Phương thức điều hành của hệ thống cơ quan hành chính chưa bảo đảm tính thống nhất và thông suốt từ tỉnh xuống cơ sở, chưa đủ rõ về thẩm quyền, trách nhiệm; trật tự, kỷ cương hành chính chưa thật nghiêm. Chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự gắn bó với dân, có nơi còn lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên địa bàn; tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người còn xảy ra ở một số địa phương;
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, đồng thời quán triệt và thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn II ( 2006 - 2010 ) của Chính phủ, thời gian tới, tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xem đây là yêu cầu bức xúc, có tính đột phá, góp phần đưa kinh tế - xã hội Bình Định lên ngang tầm với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Trước mắt, năm 2008 và những năm tiếp theo, tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1 - Về cải cách thể chế hành chính, tỉnh tổ chức tốt việc tập huấn kỹ năng nghiệp vụ xây dựng, thẩm định, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức; rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội như: các chính sách thu hút đầu tư phát triển khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chính sách phát triển du lịch, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc cho các cơ quan nhà nước; thu hút những người đã được đào tạo, có chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, phường, thị trấn...
2 - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; thực hiện và nâng cao chất lượng của cơ chế “một cửa” theo Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22-6-2007, của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông trên các lĩnh vực đất đai và thương binh - xã hội tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
3 - Duy trì và ổn định hoạt động các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố; tiếp tục rà soát, làm rõ và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của các đơn vị bảo đảm tinh gọn, hoạt động có hiệu quả; tiếp tục rà soát thực hiện phân cấp giữa các cơ quan hành chính ở địa phương trên các lĩnh vực chủ yếu; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001: 2000 ở các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
4 - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; xây dựng quy định áp dụng tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong công tác tuyển dụng, luân chuyển, điều động bổ nhiệm; thực hiện công tác tuyển dụng công chức, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước; thực hiện Kế hoạch tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh giai đoạn 2006 - 2010; ban hành chính sách khuyến khích tài năng, đào tạo và thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao làm việc trên địa bàn tỉnh; chính sách thu hút những người đã được đào tạo, có chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, phường, thị trấn.
5 - Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính công của tỉnh; thí điểm xã hội hóa một số dịch vụ công trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao sang cơ chế cung ứng dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường (cổ phần hóa); thí điểm khoán chi cho lãnh đạo trong việc sử dụng xe công; phụ cấp công tác phí đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả tại các cơ quan, đơn vị nhà nước./.
Chủ tịch nước lên đường thăm Liên bang Nga  (26/10/2008)
Biến động kinh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam  (26/10/2008)
CPI tháng 10: Lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm  (26/10/2008)
Đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật  (26/10/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc  (26/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay