Chủ tịch nước lên đường thăm Liên bang Nga
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 đến 29-10 theo lời mời của Tổng thống Đ.Mét-vê-đép.
Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhằm củng cố sự hiểu biết tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga, trao đổi các biện pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận cấp cao, và ký kết một số thỏa thuận giữa hai nước.
Liên bang Nga coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương theo Học thuyết đối ngoại mới của Nga. Hai bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN, ARF.
Hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga V.Pu-tin năm 2001. Chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 9-2007 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, trong đó có việc thực hiện “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga trong năm 2008”.
Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng tăng trong những năm qua. Kim ngạch từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD những năm 1990 đã lên tới hơn 1 tỉ USD vào năm 2007, tăng 16% so với năm 2006.
Trong lĩnh vực đầu tư, Nga hiện có khoảng 55 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng vốn trên 300 triệu USD. Nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Nga đã sang tìm hiểu thị trường Việt Nam. Tháng 11-2007, lần đầu tiên gần 100 doanh nghiệp đại diện cho 50 công ty lớn của Nga do Chủ tịch Phân ban Nga trong Hội đồng doanh nghiệp Nga - Việt dẫn đầu đã thăm Việt Nam để tìm hiểu khả năng đầu tư.
Dầu khí và năng lượng vẫn là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước. Tháng 9-2007, hai bên ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro” nhằm cho phép liên doanh mở rộng khu vực hoạt động sang Nga và các nước thứ ba. Nga tiếp tục hợp tác tốt với Việt Nam trong việc hiện đại hóa và xây mới các công trình năng lượng tại Việt Nam. Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cũng đang mở rộng hợp tác với PetroVietnam.
Bên cạnh hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, an ninh quốc phòng, khoa học và công nghệ, Nga vẫn là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực chính Việt Nam. Hiện nay, hàng năm Nga cấp hơn 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học tại các trường của Nga cho Việt Nam. Ngoài ra, số lượng lưu học sinh Việt Nam du học theo diện tự túc lên đến hơn 5.000 người.
Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và du lịch cũng ngày càng phát triển. Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã diễn ra sôi nổi, trong đó có việc tổ chức thành công Những ngày Văn hóa Nga ở Việt Nam và Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga. Năm 2007, lượng khách Nga sang Việt Nam đạt gần 45.000 lượt, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước./.
Biến động kinh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam  (26/10/2008)
CPI tháng 10: Lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm  (26/10/2008)
Đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật  (26/10/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc  (26/10/2008)
Việt Nam và Trung Quốc đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về các biện pháp cụ thể hoá quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện  (26/10/2008)
Hội nghị cấp cao ASEM 7 và những đóng góp của Đoàn Việt Nam  (26/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển