Hội Luật gia Việt Nam cần chú trọng lĩnh vực đối ngoại nhân dân
23:30, ngày 14-08-2015
Sáng 14-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đã làm việc với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam để nắm tình hình, giải quyết khó khăn, thúc đẩy vai trò, vị trí của đội ngũ Luật gia Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp.
Trải qua 60 năm thành lập, từ chỗ chỉ có 40 hội viên, đến nay Hội Luật gia Việt Nam đã có hơn 46.000 hội viên ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội tập hợp được ngày càng nhiều Luật gia có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, đã và đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội; thu hút những người hành nghề Luật sư, tư vấn pháp luật tham gia tổ chức Hội.
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại diện các ban, bộ, ngành trung ương bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá cao việc đẩy mạnh vai trò, vị trí của Hội Luật gia Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp; trong hoạt động đối ngoại nhân dân và đặc biệt là công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý.
Đánh giá tình hình hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Hội đã làm tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là tích cực tham gia đóng góp xây dựng pháp luật và tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách và đối tượng có nhu cầu. Hội Luật gia Việt Nam cũng đã không ngừng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn của đất nước, trong bối cảnh đất nước đang tích cực đàm phán, gia nhập những hiệp định kinh tế lớn của thế giới.
Tán thành với các kiến nghị của Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương Hội phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành Trung ương để tích cực tham gia xây dựng pháp luật, thông qua đó không ngừng củng cố hoạt động của các cấp Hội.
Chủ tịch nước khẳng định Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương sẽ tiếp tục tạo điều kiện để Hội tham gia có hiệu quả, mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động cải cách tư pháp.
Đánh giá cao vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong việc giám sát, phản biện xã hội, giám sát việc thi hành pháp luật, tổ chức hòa giải ở cơ sở cũng như các hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp pháp lý, Chủ tịch nước đề nghị Hội chú trọng hơn nữa lĩnh vực đối ngoại nhân dân, phát huy vai trò, vị trí của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp đội ngũ những chuyên gia pháp lý của cả nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị Hội Luật gia Việt Nam tăng cường hoạt động đào tạo, trau dồi, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các hội viên, mở rộng hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước và doanh nghiệp; đồng thời phát huy vai trò một chủ thể quan trọng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu Hội Luật gia Việt Nam đẩy nhanh quá trình liên kết với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, tham gia thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc xã hội hóa dịch vụ công; thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ các hội viên, tập hợp xây dựng đội ngũ các Luật gia Việt Nam tinh thông kiến thức pháp luật trong nước và quốc tế; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng và nhiệm vụ được giao, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Hội tập hợp được ngày càng nhiều Luật gia có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, đã và đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội; thu hút những người hành nghề Luật sư, tư vấn pháp luật tham gia tổ chức Hội.
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại diện các ban, bộ, ngành trung ương bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá cao việc đẩy mạnh vai trò, vị trí của Hội Luật gia Việt Nam trong tiến trình cải cách tư pháp; trong hoạt động đối ngoại nhân dân và đặc biệt là công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý.
Đánh giá tình hình hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Hội đã làm tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là tích cực tham gia đóng góp xây dựng pháp luật và tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách và đối tượng có nhu cầu. Hội Luật gia Việt Nam cũng đã không ngừng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn của đất nước, trong bối cảnh đất nước đang tích cực đàm phán, gia nhập những hiệp định kinh tế lớn của thế giới.
Tán thành với các kiến nghị của Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương Hội phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành Trung ương để tích cực tham gia xây dựng pháp luật, thông qua đó không ngừng củng cố hoạt động của các cấp Hội.
Chủ tịch nước khẳng định Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương sẽ tiếp tục tạo điều kiện để Hội tham gia có hiệu quả, mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động cải cách tư pháp.
Đánh giá cao vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong việc giám sát, phản biện xã hội, giám sát việc thi hành pháp luật, tổ chức hòa giải ở cơ sở cũng như các hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp pháp lý, Chủ tịch nước đề nghị Hội chú trọng hơn nữa lĩnh vực đối ngoại nhân dân, phát huy vai trò, vị trí của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp đội ngũ những chuyên gia pháp lý của cả nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị Hội Luật gia Việt Nam tăng cường hoạt động đào tạo, trau dồi, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các hội viên, mở rộng hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước và doanh nghiệp; đồng thời phát huy vai trò một chủ thể quan trọng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu Hội Luật gia Việt Nam đẩy nhanh quá trình liên kết với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, tham gia thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc xã hội hóa dịch vụ công; thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ các hội viên, tập hợp xây dựng đội ngũ các Luật gia Việt Nam tinh thông kiến thức pháp luật trong nước và quốc tế; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng và nhiệm vụ được giao, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Từ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn độc lập  (14/08/2015)
Vĩnh biệt đồng chí Hữu Thọ - một nhà báo tài năng, sắc sảo  (14/08/2015)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Ấn Độ  (14/08/2015)
Những điểm mới quan trọng của Quy chế bầu cử trong Đảng  (14/08/2015)
Nâng dự án Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp lên thành Luật  (14/08/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên