Việt - Trung: Chia sẻ kinh nghiệm thanh tra, phòng, chống tham nhũng
Chiều 13-7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tiếp ông Dương Hiểu Độ, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Đoàn đại biểu Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
Đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội mà nhân dân Trung Quốc đạt được thời gian qua, Phó Chủ tịch nước tin tưởng, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu trong quá trình hội nhập cũng như phát triển đất nước hiện nay.
Phó Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến của Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công vun đắp là nền tảng quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.
Đánh giá cao thành công của Trung Quốc trong công tác chống tham nhũng vừa qua, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là hết sức cần thiết.
Phó Chủ tịch nước hoan nghênh sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng, Việt Nam nỗ lực hết sức mình và mong muốn phối hợp chặt chẽ cùng Trung Quốc thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống tham nhũng và hỗ trợ tư pháp.
Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Hiểu Độ cảm ơn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dành thời gian cho cuộc tiếp và bày tỏ vui mừng trước những thành tựu của công cuộc đổi mới mà Việt Nam đã đạt được.
Thông báo về kết quả chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Hiểu Độ nhấn mạnh, Trung Quốc rất coi trọng và đẩy mạnh công tác chống tham nhũng.
Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Hiểu Độ cho biết Trung Quốc coi trọng kinh nghiệm của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó sẵn sàng tăng cường hợp tác giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng với Việt Nam.
Chiều 13-7, tại Hà Nội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ Giám sát Trung Quốc do Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc Dương Hiểu Độ làm Trưởng đoàn.
Cuộc hội đàm nhằm góp phần tăng cường quan hệ đối tác, hợp tác giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam với Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ giám sát Trung quốc nói riêng cũng như quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung.
Tại buổi hội đàm, hai bên đã thông báo các kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của 2 nước trong thời gian qua; chia sẻ những thành tựu cũng như khó khăn, kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng của hai bên.
Tổng Thanh tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, mang lại niềm tin cho nhân dân và nhận được sự ghi nhận của quốc tế. Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cơ bản đáp ứng yêu cầu của Liên hiệp quốc về thực thi Công ước về phòng, chống tham nhũng.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại Việt Nam được thực hiện công khai, khách quan, thận trọng và chặt chẽ; thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm.
Thanh tra Chính phủ Việt Nam đang triển khai thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, định kỳ, đảm bảo thanh tra có chất lượng, công khai kết luận thanh tra và triển khai thực hiện kết luận thanh tra trên thực tế. Trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã tập trung vào thanh tra một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, lao động-xã hội, tài nguyên - môi trường, đất đai, tín dụng…
Qua thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra Việt Nam đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn như xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực yếu kém, được cộng đồng xã hội quan tâm. Trong triển khai hoạt động thanh tra cần bảo đảm linh hoạt, có chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra trách nhiệm công vụ của cán bộ, gắn với thanh tra hành vi tuân thủ pháp luật của công chức, viên chức, lao động. Công tác thanh tra phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, công khai, dân chủ, kịp thời. Tăng cường đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra trên thực tế…
Tại hội đàm, Phó Bí thư Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc Dương Hiểu Độ đánh giá, hai nước có nhiều điểm tương đồng, đối diện với nhiều vấn đề giống nhau nên việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ giúp ích cho cả hai bên.
Phó Bí thư Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc Dương Hiểu Độ đề nghị, hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi cấp cao, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo cán bộ và tích cực phối hợp đấu tranh tội phạm tham nhũng./.
400 tỷ USD tài trợ thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững  (13/07/2015)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tài trợ phát triển  (13/07/2015)
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong bắt đầu chuyến thăm Việt Nam  (13/07/2015)
Hơn 160 thanh thiếu niên kiều bào về dự Trại hè Việt Nam 2015  (13/07/2015)
Kỷ niệm 226 năm Ngày Quốc khánh Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh  (13/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên