Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tài trợ phát triển
Ngày 13-7, các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh về tài trợ phát triển, diễn ra ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, trong khuôn khổ nỗ lực của Liên hợp quốc hướng tới chấm dứt đói nghèo trên toàn cầu và kiểm soát sự biến đổi khí hậu vào năm 2030.
Hội nghị diễn ra trong 5 ngày, với mục tiêu đặt ra các quy định nền tảng cho một thế giới tăng trưởng công bằng hơn, toàn diện và có tỷ lệ khí thải carbon thấp.
Theo đó quyết định cách thức lấp đầy khoảng trống khổng lồ về vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển bền vững chính tại các quốc gia đang phát triển, ước tính lên tới 2,5 nghìn tỷ USD/năm.
Khoản đầu tư này sẽ giúp cơ quan thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) thúc đẩy 17 mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2030, trong đó có mục tiêu chấm dứt đói nghèo và đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng bền vững trên toàn cầu, dự kiến sẽ chính thức được thông qua tại New York (Mỹ) vào tháng 10 tới.
Việc chọn Ethiopia làm quốc gia chủ trì hội nghị cho thấy tầm quan trọng của vấn đề trên đối với châu Phi, châu lục có 33 nước nằm trong nhóm 49 nước kém phát triển nhất thế giới.
Từng chịu ảnh hưởng nặng nề của nạn đói kinh hoàng 30 năm trước đây, song Ethiopia hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đưa hàng triệu người dân thoát khỏi đói nghèo và đầu tư mạnh mẽ vào kết cấu hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng.
Đây là lần thứ 3 hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tài trợ phát triển được tổ chức, sau hai kỳ hội nghị tại thành phố Monterrey của Mexico năm 2002 và thủ đô Doha của Qatar năm 2008.
Các cuộc họp trù bị cho hội nghị, diễn ra tại New York, đã không đạt được sự thống nhất về kết quả chung mà hội nghị hướng tới. Trong nhóm các nước giàu, một số quốc gia đang vướng phải khó khăn về tài chính và không sẵn lòng tăng ngân sách đóng góp hối thúc các nước có nền kinh tế đang lên như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ chia sẻ gánh nặng này.
Một trong các vấn đề hóc búa mà hội nghị cần giải quyết là việc thành lập một tổ chức quốc tế về thuế trực thuộc Liên hợp quốc, nhằm đối phó với tình trạng các công ty đa quốc gia trốn thuế được cho là gây thiệt hại khoảng 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển./.
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong bắt đầu chuyến thăm Việt Nam  (13/07/2015)
Hơn 160 thanh thiếu niên kiều bào về dự Trại hè Việt Nam 2015  (13/07/2015)
Kỷ niệm 226 năm Ngày Quốc khánh Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh  (13/07/2015)
Học giả và chính giới Hoa Kỳ đánh giá cao chuyến thăm của Tổng Bí thư  (13/07/2015)
Hội thi Báo cáo viên giỏi Binh chủng Tăng - Thiết giáp năm 2015  (13/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên