Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh
22:35, ngày 29-06-2015
TCCSĐT - Sáng 29-6-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Tổ Đại biểu Quốc hội số 1, đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với cử tri quận 1. Đây là buổi tiếp xúc đầu tiên ngay sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Mở đầu buổi tiếp xúc, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch đã báo cáo một số kết quả của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vừa diễn ra tại Hà Nội với với cử tri. Tiếp đó, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri quan tâm nêu ra đã được Chủ tịch nước giải đáp, đồng thời ghi nhận để chuyển tới các cơ quan chức năng giải quyết những thắc mắc của bà con, cũng như sớm có giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
“Đảng, Nhà nước luôn sát cánh cùng ngư dân”
Trả lời câu hỏi của cử tri về việc bà con vay tiền để ra khơi đánh bắt xa bờ nhưng lại bị Trung Quốc gây rối, vậy Nhà nước ta đã có những giải pháp gì để giúp đỡ bà con? Cùng với đó, hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong thời gian qua là hết sức nguy hiểm, đề nghị Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về Biển Đông vào kỳ họp tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, việc hỗ trợ ngư dân luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa ra và thực hiện từ lâu, vì việc chăm lo đời sống cho ngư dân là một trong những trọng tâm lớn của chiến lược biển của Việt Nam.
Chủ tịch nước cho biết: “Tôi đã đi thăm một số tỉnh ven biển, số tàu được đóng mới, được cải hóa tăng công suất mỗi năm mỗi tăng, đây là điều đáng mừng. Quốc hội cũng như Chính phủ cũng bỏ ra mười mấy ngàn tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu với lãi suất ưu đãi”. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng cho rằng, thực tế cho thấy thủ tục vay cũng nhiều nhiêu khê, ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương của Đảng, Nhà nước dành cho ngư dân. Chủ tịch nước nói: “Tôi đi kiểm tra 3-4 tỉnh, vừa rồi Quốc hội cũng đi giám sát nữa, kết quả sau một năm chỉ đóng mới trên dưới 10 chiếc. Như thế thì trì trệ lắm. Thủ tục chậm chạp, nhiêu khê như thế dân bức xúc là đúng, đại biểu Quốc hội cũng bức xúc. Cái yếu kém đó cần phải sửa, khắc phục ngay để tiến lên. Còn tàu bè mà bị Trung Quốc hay các nước khác làm thiệt hại đều được giúp đỡ rất kịp thời từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương. Các cô bác anh chị yên tâm. Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này và luôn sát cánh cùng ngư dân”.
Chủ tịch nước cho biết, trước hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền của nước ta, hành động của chúng ta không chỉ là những lời phản đối, mà sau đó còn “có cả những cuộc đàm phán nảy lửa”. Vì “khi có những sự việc liên quan đến Trung Quốc và các nước khác, không đơn giản chỉ là lời nói của người phát ngôn, mà cả hệ thống chính trị của chúng ta đều làm việc”.
Cán bộ vẫn xa dân và tham nhũng chưa được đẩy lùi
Đó là ý kiến của nhiều cử tri Quận 1 phản ánh trong buổi tiếp xúc sáng nay. Đề cập đến “mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân”, các cử tri cho rằng, đại biểu hay cán bộ cần phải đóng vai thường dân để đi xâm nhập thực tế, ngồi ở những nơi bình dân nhất để thấu hiểu suy nghĩ của họ. Vì nhiều người dân muốn có ý kiến phản ánh phải chờ đến khi tiếp xúc, trong khi cử tri gửi đơn đến Đoàn đại biểu thì được trả lời không nhận trực tiếp mà phải qua bưu điện. Khi cử tri tới bưu điện gửi thì sáu tháng không thấy hồi âm. Thêm vào đó, những buổi tiếp xúc cử tri như thế này dù những kiến nghị của người dân đã phần nào tới được với các đại biểu Quốc hội, song chưa phản ánh hết bức xúc, nguyện vọng chính đáng của bà con. Do vậy, đại biểu Quốc hội nói riêng và cán bộ nói chung cần gần dân hơn, đi sâu vào thực tế cuộc sống hằng ngày của bà con, lắng nghe những phản ánh chân thực nhất của người dân từ đó mới thấu hiểu người dân nghĩ gì, mong muốn gì.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch đã gửi lời xin lỗi đến các cử tri. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng những điều cử tri phản ánh là đúng, vì Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nhiều khi rơi vào tình cảnh “lực bất tòng tâm”, vì mỗi năm nhận tới khoảng 2.400 vụ việc.
Theo cử tri Nguyễn Thị Ngọc Hai (phường Cô Giang) thì, Trung ương cần phải đào tạo cán bộ vừa có đức, vừa có tài để lãnh đạo địa phương. Từ đó sẽ hạn chế được những vụ việc khiếu kiện kéo dài, công việc giải quyết cho dân sẽ nhanh chóng hơn. Cùng quan điểm này, cử tri Nguyễn Việt Phương (phường Đa Kao) đề nghị cần phải đào tạo cán bộ lãnh đạo có đức, có tài để ít tham ô, tham nhũng tiền của dân.
Trả lời ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định cán bộ tham ô, tham nhũng không phải do học ít, mà do suy thoái về đạo đức lối sống, cán bộ hư hỏng. Chủ tịch nước cho biết, “tôi đi nhiều, kể cả vùng miền núi hay vùng sâu hiện nay bí thư, chủ tịch đại đa số đều có bằng đại học; ở cấp xã, huyện những người giữ chức vụ này cũng đều là cử nhân hết. Còn đồng bằng, đô thị hầu như là được đào tào từ cấp đại học trở lên. Cho nên các cô bác anh chị nói là do học ít là không phải. Không phải nền giáo dục của mình cấm đoán gì các vị này hoặc các vị này không có tiền đi học. Mấy vị này học suốt đời nhưng học nữa cũng chưa chắc đã sửa được. Vì thế, chỉ trừ khi mình đấu tranh làm cho những vị này hết suy thoái và bản thân các vị này phải tự rèn luyện để từ bỏ suy thoái về đạo đức thì mới hết tham nhũng được.”
Mặt hàng thiết yếu tăng giá đã tác động xấu đến đời sống người dân
Bên cạnh những vấn đề trên, nhiều cử tri quan tâm đến vấn đề giá xăng dầu, giá điện tăng làm ảnh hưởng không tốt tới đời sống của người dân… Ví dụ như giá xăng, dầu thế giới đang có xu hướng giảm, nhưng giá các mặt hàng này trong nước lại đang tăng, nên cử tri thấy như vậy là không phù hợp với quy luật chung. Hơn nữa, mỗi khi giá xăng, dầu tăng thường kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu nên ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Hay như việc giá xăng dầu, giá điện tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, khi chi phí đầu vào cao mà giá nông sản luôn bị thương lái “ép giá” nên lợi nhuận thu được không là bao. Đây là vấn đề nhạy cảm nên các cử tri đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có những giải pháp phù hợp, để người dân an tâm hơn.
Tiếp thu những kiến nghị của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định sẽ chuyển những nội dung trên tới các cơ quan chức năng để giải quyết những thắc mắc của bà con trong thời gian sớm. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng chỉ đạo lãnh đạo của các địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh phải quan tâm hơn nữa tới nguyện vọng của bà con, giải quyết những khúc mắc của bà con trong thẩm quyền của mình./.
“Đảng, Nhà nước luôn sát cánh cùng ngư dân”
Trả lời câu hỏi của cử tri về việc bà con vay tiền để ra khơi đánh bắt xa bờ nhưng lại bị Trung Quốc gây rối, vậy Nhà nước ta đã có những giải pháp gì để giúp đỡ bà con? Cùng với đó, hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong thời gian qua là hết sức nguy hiểm, đề nghị Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về Biển Đông vào kỳ họp tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, việc hỗ trợ ngư dân luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa ra và thực hiện từ lâu, vì việc chăm lo đời sống cho ngư dân là một trong những trọng tâm lớn của chiến lược biển của Việt Nam.
Chủ tịch nước cho biết: “Tôi đã đi thăm một số tỉnh ven biển, số tàu được đóng mới, được cải hóa tăng công suất mỗi năm mỗi tăng, đây là điều đáng mừng. Quốc hội cũng như Chính phủ cũng bỏ ra mười mấy ngàn tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu với lãi suất ưu đãi”. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng cho rằng, thực tế cho thấy thủ tục vay cũng nhiều nhiêu khê, ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương của Đảng, Nhà nước dành cho ngư dân. Chủ tịch nước nói: “Tôi đi kiểm tra 3-4 tỉnh, vừa rồi Quốc hội cũng đi giám sát nữa, kết quả sau một năm chỉ đóng mới trên dưới 10 chiếc. Như thế thì trì trệ lắm. Thủ tục chậm chạp, nhiêu khê như thế dân bức xúc là đúng, đại biểu Quốc hội cũng bức xúc. Cái yếu kém đó cần phải sửa, khắc phục ngay để tiến lên. Còn tàu bè mà bị Trung Quốc hay các nước khác làm thiệt hại đều được giúp đỡ rất kịp thời từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương. Các cô bác anh chị yên tâm. Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này và luôn sát cánh cùng ngư dân”.
Chủ tịch nước cho biết, trước hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền của nước ta, hành động của chúng ta không chỉ là những lời phản đối, mà sau đó còn “có cả những cuộc đàm phán nảy lửa”. Vì “khi có những sự việc liên quan đến Trung Quốc và các nước khác, không đơn giản chỉ là lời nói của người phát ngôn, mà cả hệ thống chính trị của chúng ta đều làm việc”.
Cán bộ vẫn xa dân và tham nhũng chưa được đẩy lùi
Đó là ý kiến của nhiều cử tri Quận 1 phản ánh trong buổi tiếp xúc sáng nay. Đề cập đến “mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân”, các cử tri cho rằng, đại biểu hay cán bộ cần phải đóng vai thường dân để đi xâm nhập thực tế, ngồi ở những nơi bình dân nhất để thấu hiểu suy nghĩ của họ. Vì nhiều người dân muốn có ý kiến phản ánh phải chờ đến khi tiếp xúc, trong khi cử tri gửi đơn đến Đoàn đại biểu thì được trả lời không nhận trực tiếp mà phải qua bưu điện. Khi cử tri tới bưu điện gửi thì sáu tháng không thấy hồi âm. Thêm vào đó, những buổi tiếp xúc cử tri như thế này dù những kiến nghị của người dân đã phần nào tới được với các đại biểu Quốc hội, song chưa phản ánh hết bức xúc, nguyện vọng chính đáng của bà con. Do vậy, đại biểu Quốc hội nói riêng và cán bộ nói chung cần gần dân hơn, đi sâu vào thực tế cuộc sống hằng ngày của bà con, lắng nghe những phản ánh chân thực nhất của người dân từ đó mới thấu hiểu người dân nghĩ gì, mong muốn gì.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch đã gửi lời xin lỗi đến các cử tri. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng những điều cử tri phản ánh là đúng, vì Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nhiều khi rơi vào tình cảnh “lực bất tòng tâm”, vì mỗi năm nhận tới khoảng 2.400 vụ việc.
Theo cử tri Nguyễn Thị Ngọc Hai (phường Cô Giang) thì, Trung ương cần phải đào tạo cán bộ vừa có đức, vừa có tài để lãnh đạo địa phương. Từ đó sẽ hạn chế được những vụ việc khiếu kiện kéo dài, công việc giải quyết cho dân sẽ nhanh chóng hơn. Cùng quan điểm này, cử tri Nguyễn Việt Phương (phường Đa Kao) đề nghị cần phải đào tạo cán bộ lãnh đạo có đức, có tài để ít tham ô, tham nhũng tiền của dân.
Trả lời ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định cán bộ tham ô, tham nhũng không phải do học ít, mà do suy thoái về đạo đức lối sống, cán bộ hư hỏng. Chủ tịch nước cho biết, “tôi đi nhiều, kể cả vùng miền núi hay vùng sâu hiện nay bí thư, chủ tịch đại đa số đều có bằng đại học; ở cấp xã, huyện những người giữ chức vụ này cũng đều là cử nhân hết. Còn đồng bằng, đô thị hầu như là được đào tào từ cấp đại học trở lên. Cho nên các cô bác anh chị nói là do học ít là không phải. Không phải nền giáo dục của mình cấm đoán gì các vị này hoặc các vị này không có tiền đi học. Mấy vị này học suốt đời nhưng học nữa cũng chưa chắc đã sửa được. Vì thế, chỉ trừ khi mình đấu tranh làm cho những vị này hết suy thoái và bản thân các vị này phải tự rèn luyện để từ bỏ suy thoái về đạo đức thì mới hết tham nhũng được.”
Mặt hàng thiết yếu tăng giá đã tác động xấu đến đời sống người dân
Bên cạnh những vấn đề trên, nhiều cử tri quan tâm đến vấn đề giá xăng dầu, giá điện tăng làm ảnh hưởng không tốt tới đời sống của người dân… Ví dụ như giá xăng, dầu thế giới đang có xu hướng giảm, nhưng giá các mặt hàng này trong nước lại đang tăng, nên cử tri thấy như vậy là không phù hợp với quy luật chung. Hơn nữa, mỗi khi giá xăng, dầu tăng thường kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu nên ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Hay như việc giá xăng dầu, giá điện tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, khi chi phí đầu vào cao mà giá nông sản luôn bị thương lái “ép giá” nên lợi nhuận thu được không là bao. Đây là vấn đề nhạy cảm nên các cử tri đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có những giải pháp phù hợp, để người dân an tâm hơn.
Tiếp thu những kiến nghị của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định sẽ chuyển những nội dung trên tới các cơ quan chức năng để giải quyết những thắc mắc của bà con trong thời gian sớm. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng chỉ đạo lãnh đạo của các địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh phải quan tâm hơn nữa tới nguyện vọng của bà con, giải quyết những khúc mắc của bà con trong thẩm quyền của mình./.
Tìm giải pháp liên kết phát triển du lịch xanh đồng bằng sông Cửu Long  (29/06/2015)
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu nhân sự vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (29/06/2015)
Việt Nam - Israel kỳ vọng nâng kim ngạch thương mại lên 2 tỷ USD  (29/06/2015)
Học viện An ninh đón nhận Danh hiệu Anh hùng lần thứ hai  (29/06/2015)
Những hoạt động ý nghĩa của Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines  (29/06/2015)
An Giang: Thăm hỏi nhân kỷ niệm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo  (29/06/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên