Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành AP và Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế
23:04, ngày 11-06-2015
TCCSĐT - Ngày 11-6-2015, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn đại biểu Hãng thông tấn AP (Hoa Kỳ) do ông Gary Pruitt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành AP dẫn đầu; tiếp ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Chào mừng Đoàn đại biểu Hãng thông tấn AP sang thăm Việt Nam đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ, Chủ tịch nước nhấn mạnh AP là một trong những hãng truyền thông đã góp phần trong việc thay đổi cách nhìn của nhân dân Hoa Kỳ và thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng những bức ảnh ghi lại sự thật chiến trường tại thời điểm đó. Tiêu biểu là bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 của nhiếp ảnh gia Malcolm Browne và bức ảnh chụp em bé Kim Phúc bị bỏng bom napalm vào năm 1972 của phóng viên Nick Út.
Về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Chủ tịch nước nhấn mạnh trên tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai thể hiện qua việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013, trao đổi cấp cao cũng như các cấp diễn ra thường xuyên hơn. Chủ tịch nước nhấn mạnh về vai trò cũng như đóng đóng góp của truyền thông thế giới, trong đó có AP, trong việc góp phần tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay.
Chủ tịch nước cho rằng, những hình ảnh, tin tức phản ánh về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ do phóng viên AP thực hiện thời gian qua là những đóng góp quan trọng, góp phần kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước. Chủ tịch nước mong muốn AP là hãng thông tấn lớn, quan trọng, tiếp tục có những đóng góp góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ; góp phần mang lại hòa bình, thịnh vượng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Gary Pruitt, thay mặt Hãng thông tấn AP cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, mặc dù lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng ông có nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Chủ tịch AP cho biết, mục đích chuyến thăm của Đoàn tại Việt Nam lần này nhằm góp phần kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, tìm hiểu tình hình Việt Nam, tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và quan hệ ngoại giao giữa hai nước; trong đó mở Triển lãm ảnh có chủ đề “Cuộc chiến tranh qua ảnh của Hãng thông tấn AP” tại Hà Nội.
Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành AP Gary Pruitt bày tỏ tự hào vì trong chiến tranh, AP đã góp phần trong việc thay đổi cách nhìn của nhân dân Hoa Kỳ và thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng những bức ảnh chiến trường. Ông cho biết, sau triển lãm, hãng AP sẽ tặng lại toàn bộ các bức ảnh này cho bảo tàng của Việt Nam.
Chia sẻ về công tác hiện nay của AP, ông Gary Pruitt cho biết, Văn phòng hãng AP tại Hà Nội có từ hàng chục năm nay. Tự hào về những gì đã làm được trong việc góp phần kết thúc sớm cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước đây, thời gian tới, Hãng AP sẽ tiếp tục đưa các sự kiện, hình ảnh về sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam đến với độc giả Hoa Kỳ và trên thế giới.
*** Chiều cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước chúc mừng và hoan nghênh ông Mitsuhiro Furusawa đã chọn Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đến thăm làm việc khi vừa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế. Đánh giá cao sự hỗ trợ của IMF đối với sự phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định trong công cuộc Đổi mới, trong đó có đổi mới kinh tế, IMF là tổ chức tài chính lớn của thế giới, luôn đồng hành cùng Việt Nam, là nhà tài trợ quan trọng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tư vấn cho Việt Nam về các chính sách kinh tế.
Chia sẻ một số thành tựu trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam, Chủ tịch nước nhấn mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã đổi mới, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, trải qua những khó khăn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó chứng minh cho định hướng phát triển đúng của Việt Nam. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, công tác xóa nghèo, giảm nghèo được Liên hợp quốc đánh giá cao.
Bên cạnh thành tựu đó, Chủ tịch nước cho rằng kinh tế Việt Nam cũng đứng trước thách thức, đó là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình, bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn có khoảng cách khá xa.Chủ tịch nước mong rằng IMF sẽ tiếp tục tư vấn chính sách, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế giai đoạn mới, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tư duy hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước...
Bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm Việt Nam, ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc IMF, cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cảm ơn Chính phủ Việt Nam đánh giá cao hoạt động của IMF tại Việt Nam; mong rằng hai bên tiếp tục có sự hợp tác tốt đẹp trong thời gian tới. Ông Mitsuhiro Furusawa chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc hoàn thành sớm nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân.
Phó Tổng Giám đốc IMF cho rằng những kết quả này cần được duy trì để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển trung hạn. Nhất trí với Chủ tịch nước về đổi mới cơ cấu nền kinh tế là chìa khóa cho sự phát triển, ông Mitsuhiro Furusawa nhận định Việt Nam cần tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài. Cũng tại buổi tiếp, đại diện IMF tại Việt Nam nhấn mạnh đối với các nền kinh tế thì sự ổn định vĩ mô là hết sức quan trọng, cần đặt trọng tâm vào các mục tiêu dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Kinh nghiệm từ một số quốc gia phát triển trong khu vực cho thấy cần tập trung nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế, chức năng quản trị và minh bạch thông tin. Ông Mitsuhiro Furusawa khẳng định IMF cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về mặt tài chính, phát triển nguồn nhân lực, cũng như đưa ra những tư vấn chính sách cho sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn đại biểu Hãng thông tấn AP (Hoa Kỳ) do ông Gary Pruitt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành AP dẫn đầu. Ảnh: TTXVN |
Về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Chủ tịch nước nhấn mạnh trên tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai thể hiện qua việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013, trao đổi cấp cao cũng như các cấp diễn ra thường xuyên hơn. Chủ tịch nước nhấn mạnh về vai trò cũng như đóng đóng góp của truyền thông thế giới, trong đó có AP, trong việc góp phần tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay.
Chủ tịch nước cho rằng, những hình ảnh, tin tức phản ánh về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ do phóng viên AP thực hiện thời gian qua là những đóng góp quan trọng, góp phần kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước. Chủ tịch nước mong muốn AP là hãng thông tấn lớn, quan trọng, tiếp tục có những đóng góp góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ; góp phần mang lại hòa bình, thịnh vượng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Gary Pruitt, thay mặt Hãng thông tấn AP cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, mặc dù lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng ông có nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Chủ tịch AP cho biết, mục đích chuyến thăm của Đoàn tại Việt Nam lần này nhằm góp phần kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, tìm hiểu tình hình Việt Nam, tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và quan hệ ngoại giao giữa hai nước; trong đó mở Triển lãm ảnh có chủ đề “Cuộc chiến tranh qua ảnh của Hãng thông tấn AP” tại Hà Nội.
Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành AP Gary Pruitt bày tỏ tự hào vì trong chiến tranh, AP đã góp phần trong việc thay đổi cách nhìn của nhân dân Hoa Kỳ và thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng những bức ảnh chiến trường. Ông cho biết, sau triển lãm, hãng AP sẽ tặng lại toàn bộ các bức ảnh này cho bảo tàng của Việt Nam.
Chia sẻ về công tác hiện nay của AP, ông Gary Pruitt cho biết, Văn phòng hãng AP tại Hà Nội có từ hàng chục năm nay. Tự hào về những gì đã làm được trong việc góp phần kết thúc sớm cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước đây, thời gian tới, Hãng AP sẽ tiếp tục đưa các sự kiện, hình ảnh về sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam đến với độc giả Hoa Kỳ và trên thế giới.
*** Chiều cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp ông Misuhiro Furusawa, Phó Tổng giám đốc IMF. Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch nước chúc mừng và hoan nghênh ông Mitsuhiro Furusawa đã chọn Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đến thăm làm việc khi vừa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế. Đánh giá cao sự hỗ trợ của IMF đối với sự phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định trong công cuộc Đổi mới, trong đó có đổi mới kinh tế, IMF là tổ chức tài chính lớn của thế giới, luôn đồng hành cùng Việt Nam, là nhà tài trợ quan trọng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tư vấn cho Việt Nam về các chính sách kinh tế.
Chia sẻ một số thành tựu trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam, Chủ tịch nước nhấn mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã đổi mới, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, trải qua những khó khăn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó chứng minh cho định hướng phát triển đúng của Việt Nam. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, công tác xóa nghèo, giảm nghèo được Liên hợp quốc đánh giá cao.
Bên cạnh thành tựu đó, Chủ tịch nước cho rằng kinh tế Việt Nam cũng đứng trước thách thức, đó là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình, bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn có khoảng cách khá xa.Chủ tịch nước mong rằng IMF sẽ tiếp tục tư vấn chính sách, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế giai đoạn mới, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tư duy hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước...
Bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm Việt Nam, ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng Giám đốc IMF, cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cảm ơn Chính phủ Việt Nam đánh giá cao hoạt động của IMF tại Việt Nam; mong rằng hai bên tiếp tục có sự hợp tác tốt đẹp trong thời gian tới. Ông Mitsuhiro Furusawa chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc hoàn thành sớm nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân.
Phó Tổng Giám đốc IMF cho rằng những kết quả này cần được duy trì để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển trung hạn. Nhất trí với Chủ tịch nước về đổi mới cơ cấu nền kinh tế là chìa khóa cho sự phát triển, ông Mitsuhiro Furusawa nhận định Việt Nam cần tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài. Cũng tại buổi tiếp, đại diện IMF tại Việt Nam nhấn mạnh đối với các nền kinh tế thì sự ổn định vĩ mô là hết sức quan trọng, cần đặt trọng tâm vào các mục tiêu dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Kinh nghiệm từ một số quốc gia phát triển trong khu vực cho thấy cần tập trung nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế, chức năng quản trị và minh bạch thông tin. Ông Mitsuhiro Furusawa khẳng định IMF cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về mặt tài chính, phát triển nguồn nhân lực, cũng như đưa ra những tư vấn chính sách cho sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới./.
Đại hội Đảng bộ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: Ghi nhận sau Đại hội  (11/06/2015)
Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam  (11/06/2015)
Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam  (11/06/2015)
Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX  (11/06/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên