Tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để tránh oan, sai trong việc áp dụng pháp luật
22:50, ngày 05-06-2015
TCCSĐT - Ngày 5-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai đã được hạn chế đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập.
Trong kỳ giám sát (1-10-2011 – 30-9-2014), các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội có 71 trường hợp, chiếm 0,02%.
Như vậy, trong 3 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan; có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bên cạnh việc để xảy ra các trường hợp làm oan người vô tội; trong kỳ giám sát cho thấy, quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những thiếu sót, sai phạm trong việc áp dụng pháp luật chủ yếu trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm còn bất cập, nhiều trường hợp chưa được giải quyết và số vụ tạm đình chỉ điều tra còn cao, tiềm ẩn việc bỏ lọt tội phạm…
Một bộ phận cán bộ tư pháp chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: “Còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan, sai”.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí với đánh giá trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định nguyên nhân của các trường hợp bức cung, dùng nhục hình chủ yếu do yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, do tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích của một số cán bộ điều tra.
Tại các địa phương, việc xảy ra một số vụ nhục hình có phần trách nhiệm của viện kiểm sát chưa sâu sát trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ; có phần do luật sư chưa được tham gia tố tụng sớm, một số nơi luật sư còn gặp khó khăn khi gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam.
Việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện; chưa bảo đảm đúng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội; có trường hợp còn bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho người bị tình nghi phạm tội.
Hồ sơ vụ án hình sự còn có xu hướng nặng về buộc tội và tại phiên tòa Kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng, dẫn tới nguyên tắc “suy đoán vô tội” và quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong một số trường hợp khó bảo đảm, tôn trọng thực sự.
Việc phối hợp liên ngành trong một số trường hợp chưa đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, thiếu sự chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp. Đội ngũ luật sư còn thiếu, tính chuyên nghiệp chưa cao; gần 80% vụ án hình sự hiện nay chưa có Luật sư tham gia nên chưa bảo đảm tranh tụng để tránh oan, sai.
Chất lượng trưng cầu giám định còn hạn chế như trưng cầu muộn, hồ sơ trưng cầu không đầy đủ dấu vết, vật mẫu hoặc yêu cầu giám định vượt quá chuyên môn của cơ quan được trưng cầu.
Một số quy định của Bộ luật hình sự còn bất cập, thiếu hướng dẫn các tình tiết định tính như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; quy mô thương mại, động vật được ưu tiên bảo vệ”; phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế.
Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự còn hạn chế, bất cập như: nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa; khái niệm chứng cứ, các nguyên tắc đánh giá, sử dụng và loại trừ chứng cứ; chủ thể thu thập chứng cứ…
Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống oan, sai
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặc biệt là các giải pháp ngành hướng tới để giảm oan, sai trong quá trình áp dụng pháp luật.
Qua giám sát tình hình oan, sai và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, về suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; nghiêm túc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, không để xảy ra các trường hợp oan, sai.
Khi đã xác định bị oan thì phải kịp thời minh oan, bồi thường thỏa đáng cho người bị oan theo quy định pháp luật; đồng thời xử lý nghiêm minh đối với người mắc sai phạm, trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan đã gây nên oan, sai.
Cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm, hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; tăng cường chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra; phòng ngừa có hiệu quả các trường hợp chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại các nơi giam giữ; quá trình điều tra phải thu thập đầy đủ các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện; chấn chỉnh, khắc phục việc đình chỉ điều tra không đúng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 25 Bộ luật hình sự, khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự để tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam và Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để góp phần khắc phục oan, sai và bảo đảm việc bồi thường thiệt hại thỏa đáng, kịp thời cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự...
* Thời gian làm việc còn lại của buổi chiều, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình Biển Đông.
Theo chương trình, ngày 8-6, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015. Ngày làm việc được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi./.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai đã được hạn chế đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập.
Trong kỳ giám sát (1-10-2011 – 30-9-2014), các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội có 71 trường hợp, chiếm 0,02%.
Như vậy, trong 3 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan; có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bên cạnh việc để xảy ra các trường hợp làm oan người vô tội; trong kỳ giám sát cho thấy, quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những thiếu sót, sai phạm trong việc áp dụng pháp luật chủ yếu trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm còn bất cập, nhiều trường hợp chưa được giải quyết và số vụ tạm đình chỉ điều tra còn cao, tiềm ẩn việc bỏ lọt tội phạm…
Một bộ phận cán bộ tư pháp chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: “Còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan, sai”.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí với đánh giá trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định nguyên nhân của các trường hợp bức cung, dùng nhục hình chủ yếu do yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, do tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích của một số cán bộ điều tra.
Tại các địa phương, việc xảy ra một số vụ nhục hình có phần trách nhiệm của viện kiểm sát chưa sâu sát trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ; có phần do luật sư chưa được tham gia tố tụng sớm, một số nơi luật sư còn gặp khó khăn khi gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam.
Việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện; chưa bảo đảm đúng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội; có trường hợp còn bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho người bị tình nghi phạm tội.
Hồ sơ vụ án hình sự còn có xu hướng nặng về buộc tội và tại phiên tòa Kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng, dẫn tới nguyên tắc “suy đoán vô tội” và quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong một số trường hợp khó bảo đảm, tôn trọng thực sự.
Việc phối hợp liên ngành trong một số trường hợp chưa đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, thiếu sự chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp. Đội ngũ luật sư còn thiếu, tính chuyên nghiệp chưa cao; gần 80% vụ án hình sự hiện nay chưa có Luật sư tham gia nên chưa bảo đảm tranh tụng để tránh oan, sai.
Chất lượng trưng cầu giám định còn hạn chế như trưng cầu muộn, hồ sơ trưng cầu không đầy đủ dấu vết, vật mẫu hoặc yêu cầu giám định vượt quá chuyên môn của cơ quan được trưng cầu.
Một số quy định của Bộ luật hình sự còn bất cập, thiếu hướng dẫn các tình tiết định tính như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; quy mô thương mại, động vật được ưu tiên bảo vệ”; phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế.
Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự còn hạn chế, bất cập như: nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa; khái niệm chứng cứ, các nguyên tắc đánh giá, sử dụng và loại trừ chứng cứ; chủ thể thu thập chứng cứ…
Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống oan, sai
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặc biệt là các giải pháp ngành hướng tới để giảm oan, sai trong quá trình áp dụng pháp luật.
Qua giám sát tình hình oan, sai và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, về suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; nghiêm túc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, không để xảy ra các trường hợp oan, sai.
Khi đã xác định bị oan thì phải kịp thời minh oan, bồi thường thỏa đáng cho người bị oan theo quy định pháp luật; đồng thời xử lý nghiêm minh đối với người mắc sai phạm, trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan đã gây nên oan, sai.
Cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm, hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; tăng cường chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra; phòng ngừa có hiệu quả các trường hợp chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại các nơi giam giữ; quá trình điều tra phải thu thập đầy đủ các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện; chấn chỉnh, khắc phục việc đình chỉ điều tra không đúng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 25 Bộ luật hình sự, khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự để tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam và Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để góp phần khắc phục oan, sai và bảo đảm việc bồi thường thiệt hại thỏa đáng, kịp thời cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự...
* Thời gian làm việc còn lại của buổi chiều, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình Biển Đông.
Theo chương trình, ngày 8-6, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015. Ngày làm việc được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi./.
Luxembourg coi trọng củng cố quan hệ hợp tác với Việt Nam  (05/06/2015)
Đàm phán vòng VII Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ  (05/06/2015)
Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm - Vì một trái đất bền vững  (05/06/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Trao và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân  (05/06/2015)
Chính phủ Hàn Quốc trình quốc hội thông qua FTA với Việt Nam  (05/06/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên