Thủ tướng dự cuộc Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam - Algeria
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân, chiều tối 31-5, theo giờ địa phương, tức đêm 31, rạng sáng 01-6 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - Algeria tại Nhà khách Chính phủ El Mithak, Thủ đô Algiers.
Tham dự buổi Đối thoại, về phía Việt Nam có các thành viên đoàn chính thức; về phía Algeria có Bộ trưởng Công nghiệp và Mỏ, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành khác cùng gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria.
Phát biểu tại cuộc Đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rất coi trọng và đánh giá cao tiềm năng hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Algeria. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng cuộc Đối thoại này sẽ tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hóa các dự án hợp tác đầu tư, thương mại cụ thể giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Algeria cùng có truyền thống đấu tranh kiên cường giành độc lập, đi theo đường lối đối ngoại độc lập, không liên kết. Hai nước cũng là bạn bè truyền thống, có quan hệ hữu nghị tốt đẹp, luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Algeria. Giới thiệu vắn tắt về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 18.220 dự án FDI và tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 260 tỷ USD. Theo điều tra của UNCTAD năm 2014, Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về mức độ hấp dẫn đầu tư. Việt Nam cũng đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng các chính sách ưu đãi có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực.
Việt Nam đang chủ động, tích cực triển khai chính sách hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Việt Nam đang nỗ lực cùng các nước ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015; đã chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do với Hàn Quốc và mới đây là Liên minh kinh tế Á-Âu. Việt Nam dự kiến sẽ sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại Tự do với EU và đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Với triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định Thương mại Tự do trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20.
Khi đó, Việt Nam sẽ là cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp Algeria tiếp cận thị trường các nước ASEAN cũng như Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giới thiệu về thị trường Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam hiện đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm như gạo, càphê, hàng dệt may, điện tử và có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm, cơ khí, năng lượng dầu khí...
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực: hạ tầng, năng lượng tái tạo - năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp, dịch vụ chất lượng cao.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Algeria hợp tác trong các dự án về khai khoáng, năng lượng, viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng, hàng tiêu dùng, nông nghiệp... tại Việt Nam; đề nghị doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, tăng cường xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng may mặc và giầy dép, dược phẩm và du lịch sang Algeria; tìm kiếm cơ hội nhập khẩu các sản phẩm dầu khí, hóa dầu từ Algeria.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ và các đối tác Algeria tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia thi công, đầu tư các công trình hạ tầng, nhà ở, cung cấp lao động cho thị trường Algeria.
Tại cuộc Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời đại diện một số tập đoàn, doanh nghiệp Algeria quan tâm đến việc đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như hóa chất, khai thác dầu khí, nông nghiệp, dệt may...
Thủ tướng khẳng định tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn; đề nghị doanh nghiệp hai nước cùng bàn bạc tìm ra các phương án hợp tác thích hợp cho cả hai bên trên tinh thần hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hợp tác cùng phát triển vì lợi ích của hai nước.
Sau đối thoại, Thủ tướng đã tiếp một số doanh nghiệp lớn của Algeria trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dệt may, chăn nuôi và rượu vang đang mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam để thúc đẩy hợp tác làm ăn cùng có lợi./.
Trang trọng tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2559  (01/06/2015)
WB tài trợ 124 triệu USD cho giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh  (01/06/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25 đến ngày 31-5-2015  (01/06/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Algeria  (31/05/2015)
Hà Tĩnh đặt mục tiêu xây dựng 1.000 Hợp tác xã kiểu mới  (31/05/2015)
Hà Tĩnh đặt mục tiêu xây dựng 1.000 Hợp tác xã kiểu mới  (31/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay