Thủ tướng: Phải thấy cả hai mặt của các FTA
Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có sáng kiến tổ chức buổi gặp mặt hết sức có ý nghĩa này, nhằm thông báo những nội dung chủ yếu của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu để các bộ, ngành, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai thực hiện, mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước trong Liên minh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Liên minh kinh tế Á-Âu là một liên minh kinh tế có trình độ phát triển khá cao, có quy mô kinh tế khá lớn. Đồng thời đây cũng là những nước có tiềm lực mạnh về quân sự, quốc phòng, có vai trò vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, 5 nước trong Liên minh là những nước có quan hệ hữu nghị truyền thống hết sức tốt đẹp với Việt Nam; đã ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả đối với Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đề cập tới Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, “Với sự nỗ lực chung, sau hơn 2 năm đàm phán, Việt Nam và các nước trong Liên minh đã chính thức ký kết Hiệp định. Có thể nói đây là Hiệp định có tính chất lịch sử, rất quan trọng cả về kinh tế và chính trị."
Hiệp định thể hiện sự coi trọng của các nước trong Liên minh đối với vai trò và vị thế của Việt Nam. Hiệp định được ký kết không chỉ một chiều là hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam mà thông qua Hiệp định sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các nước trong Liên minh. Các quốc gia trong Liên minh có thể khai thác một thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân của Việt Nam.
Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, đã ký kết và đang đàm phán đi tới ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Thông qua Việt Nam, các nước trong Liên minh mong muốn mở rộng thị trường với các nước trong ASEAN và khu vực. Hiệp định cũng thể hiện tình cảm, quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, sự ủng hộ của các nước trong Liên minh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, chúng ta phải thấy cả hai mặt của Hiệp định. Hiệp định mang lại cơ hội, thuận lợi cho Việt Nam trong phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới. Không chỉ thấy thuận lợi, cơ hội mà chúng ta phải thấy rõ khó khăn, thách thức bởi đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có độ mở rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế mà hai bên đã cam kết.
Yêu cầu đặt ra phải khai thác tối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại, đi liền với đó là phải thấy rõ những khó khăn, thách thức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại lợi ích cho đất nước.
Từ sự phân tích như trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ các về các Hiệp định Thương mại tự do. Cùng với đó, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi các Hiệp định.
“Tuyên truyền làm sao để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu cả hai chiều, thấy cái thuận lợi để phát huy, khai thác; đồng thời cũng hiểu rõ cái khó khăn, thách thức để ra sức khắc phục, để cạnh tranh hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối đa những lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu nói riêng và các Hiệp định Thương mại tự do khác mang lại. Đi liền với thực hiện hiệu quả các Hiệp định là ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình; gắn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất, kinh doanh vì lợi ích chung của đất nước và lợi ích của doanh nghiệp.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã giới thiệu với các doanh nghiệp những nét chính về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu cũng như những công việc triển khai trong thời gian tới./.
Giải báo chí Quốc gia năm 2014: 9 tác phẩm xuất sắc đạt giải A  (31/05/2015)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thảo luận an ninh Biển Đông tại Shangri-La  (31/05/2015)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khảo sát khu kinh tế cửa khẩu Long An  (31/05/2015)
Shangri La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông  (31/05/2015)
Shangri La: Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông  (31/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay