Thỏa thuận “lịch sử”
TCCSĐT - Sau 08 ngày thương lượng và mặc cả thâu đêm, ngày 02-4-2015, I-ran và nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân, mở đường cho việc đạt được thỏa thuận toàn diện vào trước cuối tháng 6 tới. Thỏa thuận này mở ra một cơ hội mới cho hòa bình thế giới nói chung và Trung Đông nói riêng. Chính vì vậy, các nhà quan sát đã gọi đó là thỏa thuận “lịch sử”.
Kết quả khả quan
Sau những cuộc đàm phán căng thẳng, kéo dài tại thành phố Lô-xan (Lausanne) của Thụy Sỹ, I-ran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã nhất trí về các nội dung và định hướng lớn. Đây là một bước tiến lịch sử trong tiến trình hạt nhân của I-ran nhằm mở đường cho việc đạt được một thỏa thuận toàn diện trước thời hạn chót vào ngày 30-6, đồng thời giúp chấm dứt những tranh cãi và đối đầu kéo dài suốt 12 năm qua giữa Nhà nước Hồi giáo và phương Tây.
Theo báo chí phương Tây, I-ran đã đồng ý hủy bỏ 2/3 năng lực làm giàu u-ra-ni và đặt chương trình hạt nhân dưới sự giám sát của P5+1 trong tối thiểu 10 năm nếu các bên đạt được thỏa thuận toàn diện vào trước ngày 30-6. Cụ thể, Tê-hê-ran sẽ phải pha loãng hoặc chuyển ra nước ngoài hầu hết trữ lượng u-ra-ni đã làm giàu và phải tạm ngừng toàn bộ chương trình hạt nhân trong 10 năm. Sau 10 năm này, quá trình nghiên cứu và phát triển máy ly tâm cũng sẽ tiếp tục bị hạn chế và giám sát. Những hạn chế khác cũng được tiếp tục trong vòng 25 năm tiếp theo. Nếu Tê-hê-ran tuân thủ thỏa thuận, các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ dần được dỡ bỏ. Truyền thông I-ran cho biết, Tê-hê-ran sẽ giảm số máy ly tâm làm giàu u-ra-ni từ 19.000 xuống còn 6.000. Trong số này có khoảng 1.000 máy ly tâm được sử dụng để làm nguyên liệu cho máy phát điện tại cơ sở Fordo và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu thuần túy.
Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, ngày 02-4, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma mô tả thỏa thuận mới này là “một thỏa thuận tốt”, “giải pháp tốt nhất”. Từ nay đến ngày 30-6 sẽ là quãng thời gian để ông B. Ô-ba-ma thuyết phục mọi người tin rằng, ngoại giao và đối thoại sẽ là giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những thách thức từ chương trình hạt nhân của I-ran. Báo Le Monde (Pháp) cho rằng thỏa thuận khung tại Lô-xan cho thấy, chiến lược của Tổng thống Mỹ về hồ sơ hạt nhân I-ran đã giành thắng lợi.
Tổng thống I-ran H. Ru-ha-ni (Hassan Rohani) bày tỏ hoan nghênh đối với thỏa thuận vừa đạt được, đồng thời cho biết điều đó chứng tỏ việc giải quyết bất đồng vẫn có thể thông qua giải pháp thứ 3, đó là hợp tác thay vì chỉ 02 khả năng là đối đầu hoặc nhượng bộ trước các cường quốc như một số quan điểm bảo thủ lâu nay. Tổng thống I-ran tuyên bố, Tê-hê-ran sẽ tuân thủ các cam kết với mong muốn “chấm dứt tình trạng thù địch” nếu bên kia cũng thực hiện những lời hứa của mình. “Chúng tôi sẽ bắt tay với họ. Ngay cả những quốc gia bất đồng lâu nay”, bởi “hợp tác và tương tác sẽ mang đến lợi ích cho tất cả mọi người”.
Cơ hội “ngàn năm có một”
Theo Tổng thống B. Ô-ba-ma, thỏa thuận hạt nhân I-ran là “cơ hội ngàn năm có một”, bởi vì nó đã “ngăn chặn nguy cơ bom hạt nhân và mang lại ổn định lâu dài hơn cho Trung Đông”. Ông B. Ô-ba-ma khẳng định, thành công trong đàm phán với I-ran là cách hiệu quả nhất để I-ran không sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, Mỹ vẫn để ngỏ mọi khả năng trong trường hợp Tê-hê-ran vi phạm các thỏa thuận trong đàm phán.
Ông B. Ô-ba-ma nói: “Tôi đã nói rõ rằng I-ran sẽ không thể sở hữu vũ khí hạt nhân chừng nào tôi còn làm việc và tôi nghĩ rằng họ thực sự hiểu rõ ý của tôi. Tuy nhiên, tôi hy vọng chúng tôi sẽ sớm kết thúc quá trình đàm phán ngoại giao này và mở ra một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa I-ran và Mỹ cũng như giữa I-ran và các nước láng giềng”. Tổng thống Mỹ cũng cho biết, trong quá trình đàm phán vẫn còn rất nhiều chi tiết mà Mỹ cần phải làm việc thêm với I-ran, và đó là “khó khăn thực sự về chính trị” trong quá trình thực thi các thỏa thuận giữa 02 nước.
Theo các nhà phân tích, từ khi nhậm chức, ông B. Ô-ba-ma luôn trung thành với chiến lược giải quyết vấn đề hạt nhân I-ran bằng con đường ngoại giao bởi ông cho rằng con đường đàm phán luôn mang lại những kết quả tốt hơn là “ngăn chặn hay can thiệp quân sự”. Sau khi ông H. Ru-ha-ni trở thành tổng thống I-ran kể từ tháng 6-2013, tháng 11-2013, 05 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức đã đề ra với I-ran một kế hoạch hành động và ấn định ngày 31-3-2015 là hạn chót để đưa ra một thỏa thuận chung. Sau đó, hai bên sẽ tiếp tục bàn bạc chi tiết nội dung trong vòng 03 tháng sau đó. Hạn định này cũng nhằm xoa dịu những căng thẳng trong Quốc hội Mỹ, mà đa số là phe Cộng hòa, luôn nghi ngờ các cuộc thương lượng này.
Dư luận trái chiều
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gọi thỏa thuận hạt nhân I-ran là một quyết định lịch sử, giúp thế giới tránh được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và là thắng lợi của các nỗ lực ngoại giao “gay cấn và có nguyên tắc” kéo dài 18 tháng qua. Các nhà lãnh đạo phương Tây đều đánh giá rất tích cực về sự nhất trí chính trị sơ bộ đạt được với I-ran sau 08 ngày đàm phán căng thẳng.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho rằng, thỏa thuận khung sẽ mở đường cho việc củng cố hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Bộ Ngoại giao Nga cũng hoan nghênh thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân I-ran, khẳng định đây là động thái công nhận “vô điều kiện” quyền của Tê-hê-ran được theo đuổi chương trình hạt nhân dân sự. Ngoại trưởng I-ran M. Da-ríp (Mohammad Javad Zarif) cũng nói rằng, một thỏa thuận hạt nhân đầy đủ sẽ cho phép nước này tham gia vào thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.
Tuy nhiên, việc I-ran và nhóm P5+1 đạt được thỏa thuận khung cũng đang đặt chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma vào thế đối đầu mạnh hơn với Đảng Cộng hòa đối lập và đồng minh I-xra-en. Đảng Cộng hòa không hài lòng với kết quả đạt được và cho rằng nó quá lợi cho phía I-ran. Chủ tịch Hạ viện Mỹ J. Bâu-nơ (John Boehner) tuyên bố: “Thỏa thuận là bước xa rời đáng báo động khỏi những mục tiêu ban đầu của Tổng thống B. Ô-ba-ma”.
Giới chức chính quyền I-xra-en cho rằng, thỏa thuận khung giữa I-ran với 06 cường quốc sẽ được nhớ đến như một “lỗi lầm lịch sử”. Báo Le Figaro (Pháp) nhận định, đối với ông B. Nê-ta-y-a-hu, các cường quốc đã phản bội I-xra-en. Tờ Le Monde đánh giá thỏa thuận đạt được với I-ran là một sự thất bại đối với chiến lược của ông B. Nê-ta-y-a-hu, còn tờ Libération nhận xét, thỏa thuận trên giúp “Tê-hê-ran chinh phục lại đế chế của mình”.
Để trấn an dư luận, Nhà Trắng đã có những kế hoạch vận động Quốc hội Mỹ và các đồng minh A-rập ủng hộ thỏa thuận hạt nhân của Mỹ với I-ran. Tổng thống B. Ô-ba-ma tuyên bố sẽ mời lãnh đạo các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) tới trại Đa-vít tham dự một cuộc gặp vào cuối mùa thu năm 2015 để chính thức đề nghị họ ủng hộ Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng, các biện pháp trừng phạt đối với I-ran được dần xóa bỏ tùy theo việc nước này áp dụng các điều khoản của thỏa hiệp đến đâu. Ngoài ra, ông cam đoan duy trì các trừng phạt liên quan tới việc I-ran ủng hộ khủng bố và chương trình tên lửa đạn đạo của nước này./.
Ngày 22-4, vòng đàm phán hạt nhân mới giữa I-ran và các nước nhóm P5 +1 được tiến hành nhằm thảo luận chi tiết cho Thỏa thuận hạt nhân toàn diện cuối cùng. |
Dư âm Chiến thắng 30-4 trong trái tim những người lao động Italy  (05/05/2015)
Dư âm Chiến thắng 30-4 trong trái tim những người lao động Italy  (05/05/2015)
Rà soát hỗ trợ gạo cứu đói cho người dân 10 tỉnh bị hạn hán  (04/05/2015)
Đại sứ Việt Nam tại Bosnia và Herzegovina trình Thư ủy nhiệm  (04/05/2015)
Ngày làm việc đầu tiên Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (04/05/2015)
Linh thiêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên huyện đảo Lý Sơn  (04/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên