Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích phố Hiến và khai mạc các lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến năm 2015
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Đặng Ngọc Quỳnh nêu rõ: Hưng Yên là vùng đất giàu truyền thống, tích tụ tinh hoa của nền văn minh sông Hồng, còn lưu giữ trên 1.210 di tích, trong đó 161 di tích xếp hạng quốc gia, 188 di tích cấp tỉnh, với hơn 400 lễ hội dân gian. Đây là vùng đất văn hiến, với Văn miếu Xích Đằng, với truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Phố Hiến xưa, không chỉ sánh ngang Kinh kỳ về mặt nội thương mà còn là một trong những điểm giao thương quốc tế ở đàng ngoài. Nhiều di tích của phố Hiến xưa, Hưng Yên ngày này mang đậm giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc như di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), gắn với huyền thoại "tứ bất tử" Chử Đồng Tử - Tiên Dung; di tích Phù Ủng - nơi phát tích của danh tướng Phạm Ngũ Lão, nổi tiếng thời nhà Trần; di tích Tống Trân (Phủ Cừ) - thờ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Tống Trân. Hưng Yên cũng là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, nhà văn hóa, chính trị quân sự làm rạng danh đất nước như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật... Đặc biệt, Hưng Yên là quê hương của đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI khởi xướng và kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, mang lại nhiều kết quả to lớn cho cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên cường.
Tự hào với danh xưng "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến", thành phố Hưng Yên hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật có giá trị: thần tích, sắc phong, câu đối, bi kí... là kho tàng thông tin, nguồn cứ liệu lịch sử minh xác, tin cậy để nghiên cứu về lịch sử thương cảng Đàng Ngoài thế kỷ 16. Trong số 16 di tích hợp thành quần thể phố Hiến, hiện có nhiều di tích đặc trưng kiến trúc thời Lê: Chùa Chuông, đền Mẫu, Văn miếu Xích Đằng... Nhờ được tôn tạo, bảo tồn, các di sản của phố Hiến nói riêng, Hưng Yên nói chung vẫn giữ được những nét độc đáo. Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, ngày 31-12-2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2408/QĐ-TTg, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho Khu di tích phố Hiến.
Phát biểu tại buổi lễ, sau khi chúc mừng Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên trong ngày khai mạc lễ hội và đón nhận Bằng di tích đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, quần thể di tích phố Hiến không chỉ là di sản vô giá mà còn mang nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau; góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước. Thứ trưởng đề nghị tỉnh Hưng Yên cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ đảng viên nhân dân về niềm tự hào quê hương, kịp thời triển khai các nhóm dự án bảo tồn đô thị cổ phố Hiến; giữ gìn phong tục tập quán, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, đưa phố Hiến trở thành điểm đến du lịch của du khách trong và ngoài nước.
Phát biểu cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện để Hưng Yên phát huy nguồn lực, bảo tồn và phát huy di sản phố Hiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Thế Cường khẳng định, Hưng Yên là mảnh đất văn hiến, truyền thống cách mạng. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, (tháng 01-1997), Hưng Yên đã có bước phát triển vượt bậc. Thu ngân sách của tỉnh từ mức trên 90 tỷ năm 1997 đã đạt trên 7.400 tỷ đồng năm 2014. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đến năm 2014. công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã chiếm trên 85%; nông nghiệp chỉ còn dưới 15%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%. Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Thế Cường bày tỏ, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hưng Yên nguyện tiếp tục kế thừa, phát huy toàn diện tinh hoa của di tích phố Hiến; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đồng thời sẽ tập trung cho công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi hình ảnh phố Hiến - Hưng Yên, thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng; phát huy vị thế của Hưng Yên trong tam giác kinh tế Bắc Bộ.
Trong chương trình, các đại biểu tham dự buổi lễ và đông đảo nhân dân đã được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Anh, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Anh Thơ trình bày, đồng thời, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật dân gian như các làn điệu chèo, hát xẩm, hát trống quân,… do các nghệ sĩ và nghệ nhân trình diễn./.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2014  (26/04/2015)
Việt Nam góp phần thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ hơn  (26/04/2015)
Các nước châu Âu ủng hộ nỗ lực ngăn chặn tình trạng trốn thuế  (26/04/2015)
Việt Nam - EU thúc đẩy đàm phán và ký kết FTA song phương  (26/04/2015)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự chiêu đãi các quan chức ASEAN  (26/04/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên