Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự chiêu đãi các quan chức ASEAN
22:44, ngày 26-04-2015
Tối 25-4, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman và Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Mustapa Mohamed đã đồng chủ trì tiệc chiêu đãi chào mừng 10 Bộ trưởng Ngoại giao và 10 Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã tham dự chiêu đãi.
Phát biểu tại buổi tiệc, Phó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin nhấn mạnh để đưa ASEAN ngày càng phát triển, ASEAN phải hướng tới trở thành một tổ chức dựa trên luật lệ hơn nữa. Điều này sẽ cho phép ASEAN dựa vào việc sử dụng một cách có mục đích các quy định, chuẩn mực và cơ chế giải quyết tranh chấp và thực tế sẽ phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế. Hiến chương ASEAN được thông qua năm 2008 là bước cơ bản đầu tiên trong định hướng này và vẫn còn nhiều biện pháp cần phải thực hiện.
Phó Thủ tướng Muhyiddin cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN, ASEAN có thể tự hào với những thành tựu của mình. Sức ảnh hưởng của ASEAN là không thể phủ nhận và đang ngày càng lớn hơn. Tuy vậy, ASEAN vẫn cần phải tiếp tục củng cố vai trò cũng như tăng tính hiệu quả với tư cách là một tổ chức. Tình hình địa chính trị trong khu vực và trên thế giới chuyển biến không ngừng, việc chúng ta ứng xử thế nào với những thay đổi này sẽ quyết định tương lai của chúng ta.
Về lĩnh vực kinh tế, Phó thủ tướng Muhiyddin cũng nhấn mạnh, hội nhập kinh tế cũng là trọng tâm chính mà ASEAN đang hướng tới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nỗ lực chung của các nước ASEAN để xây dựng một thị trường liên kết chặt chẽ cũng đã mang lại lợi ích cho cả khối trong việc thúc đẩy thương mại nội khối cũng như đối với các đối tác ngoài ASEAN. Do đó, Phó Thủ tướng Muhyiddin cũng nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ các biện pháp của cộng đồng kinh tế ASEAN là rất quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên kết và một thị trường với cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất. Đến thời điểm hiện tại, Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng đã đạt một số tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Muhyiddin cũng khẳng định quá trình hội nhập kinh tế là một quá trình liên tục và các giải pháp đã được đưa ra cho giai đoạn sau 2015 cũng phải phản ánh tình hình kinh tế hiện tại cũng như những đòi hỏi tương lai.
Theo chương trình, ngày 26-4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) và một số hội nghị liên quan trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 sẽ được tổ chức vào ngày 26 và 27-4 tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia./.
Phát biểu tại buổi tiệc, Phó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin nhấn mạnh để đưa ASEAN ngày càng phát triển, ASEAN phải hướng tới trở thành một tổ chức dựa trên luật lệ hơn nữa. Điều này sẽ cho phép ASEAN dựa vào việc sử dụng một cách có mục đích các quy định, chuẩn mực và cơ chế giải quyết tranh chấp và thực tế sẽ phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế. Hiến chương ASEAN được thông qua năm 2008 là bước cơ bản đầu tiên trong định hướng này và vẫn còn nhiều biện pháp cần phải thực hiện.
Phó Thủ tướng Muhyiddin cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN, ASEAN có thể tự hào với những thành tựu của mình. Sức ảnh hưởng của ASEAN là không thể phủ nhận và đang ngày càng lớn hơn. Tuy vậy, ASEAN vẫn cần phải tiếp tục củng cố vai trò cũng như tăng tính hiệu quả với tư cách là một tổ chức. Tình hình địa chính trị trong khu vực và trên thế giới chuyển biến không ngừng, việc chúng ta ứng xử thế nào với những thay đổi này sẽ quyết định tương lai của chúng ta.
Về lĩnh vực kinh tế, Phó thủ tướng Muhiyddin cũng nhấn mạnh, hội nhập kinh tế cũng là trọng tâm chính mà ASEAN đang hướng tới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nỗ lực chung của các nước ASEAN để xây dựng một thị trường liên kết chặt chẽ cũng đã mang lại lợi ích cho cả khối trong việc thúc đẩy thương mại nội khối cũng như đối với các đối tác ngoài ASEAN. Do đó, Phó Thủ tướng Muhyiddin cũng nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ các biện pháp của cộng đồng kinh tế ASEAN là rất quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên kết và một thị trường với cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất. Đến thời điểm hiện tại, Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng đã đạt một số tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Muhyiddin cũng khẳng định quá trình hội nhập kinh tế là một quá trình liên tục và các giải pháp đã được đưa ra cho giai đoạn sau 2015 cũng phải phản ánh tình hình kinh tế hiện tại cũng như những đòi hỏi tương lai.
Theo chương trình, ngày 26-4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) và một số hội nghị liên quan trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 sẽ được tổ chức vào ngày 26 và 27-4 tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia./.
Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân  (26/04/2015)
Trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Ninh Bình  (26/04/2015)
Thủ tướng Chính phủ gửi điện thăm hỏi về vụ động đất tại Nepal  (26/04/2015)
Các hội nghị bộ trưởng trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 26  (26/04/2015)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Gặp mặt cán bộ công vận, cán bộ Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam  (26/04/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt đoàn đại biểu Hải quân nhân dân Việt Nam  (25/04/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên