Bắc Giang cần nắm sát nhu cầu thực tế của địa phương để cử sinh viên đi học
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã thông báo đến cử tri nội dung, chương trình kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20-5-2015 và bế mạc vào ngày 25-6-2015. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 11 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 14 dự án luật.
Cử tri Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đoàn đại biểu Quốc hội xoay quanh 5 vấn đề: Cơ chế, chính sách, sản xuất nông nghiệp, giáo dục đào tạo, an toàn, vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành trung ương liên quan cần có chính sách thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho những trường khối nông lâm phát triển; có những chính sách để hạn chế việc phá rừng; cần có những chỉ đạo, giải pháp trong tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân; biện pháp gây dựng thương hiệu và tiêu thụ một số sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, như vải thiều, gà đồi Yên Thế; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu xã hội; tăng cường giám sát trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học lệch của học sinh trung học phổ thông.
Ngoài ra, cử tri Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang còn đề xuất Chính phủ cần có những chính sách riêng cho học sinh thuộc diện 30a sau khi tốt nghiệp; có chế độ miễn hoặc giảm học phí đối với học sinh khối trường nông lâm và ưu tiên đãi ngộ với cán bộ công tác trong ngành này; quan tâm đến vấn đề nhà ở cho sinh viên; không phân biệt dân tộc đối với học sinh thuộc diện nghèo và cận nghèo; sắp xếp hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học về một mối do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý; tăng cường kiểm tra và có chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ở các chợ, bếp ăn tập thể; cần quy định các nhà máy, doanh nghiệp xử lý chất thải không khí, tiếng ồn.
Tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những ý kiến của cử tri sát với tình hình thực tế của đông đảo cử tri trên địa bàn, đồng thời tiếp thu, ghi nhận và giải trình những kiến nghị, thắc mắc của cử tri.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ chuyển từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu, do đó các trường cần rà soát lại chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Trong đó khuyến khích đào tạo theo nhu cầu, đặt hàng của các đơn vị, doanh nghiệp để hạn chế tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm. Đồng chí cũng cho biết đào tạo cử tuyển là đào tạo theo nhu cầu của địa phương, sinh viên được cử đi học sau khi ra trường quay về phục vụ địa phương, vì vậy tỉnh Bắc Giang cần nắm sát nhu cầu thực tế của địa phương để cử sinh viên đi học, đồng thời cũng nên làm cam kết và có những chế độ đãi ngộ hợp lý, để tránh tình trạng sinh viên được cử đi học ra trường không có việc làm hoặc ra trường không quay về phục vụ địa phương.
Về những chính sách để hạn chế phá rừng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Nhà nước đã có chế độ giao khoán đất rừng cho nông dân và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người nhận đất rừng sống được nhờ rừng. Đối với vấn đề năng suất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng một phần trách nhiệm thuộc về Nhà nước và một phần thuộc về nông dân. Hiện nay, phương thức hoạt động sản xuất cá thể đã không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy người nông dân phải biết hợp tác với nhau, dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước để tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập thể trong tất cả các khâu nhằm tránh tình trạng sản phẩm làm ra không bán được hoặc bị ép giá.
Về vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đây là vấn đề khá nan giải, phức tạp, do đó các ngành chức năng cần có biện pháp xử lý kiên quyết. Đối với tình trạng an toàn, vệ sinh thực phẩm, cần giải quyết vấn đề này từ gốc, mang tính xã hội, đặc biệt cần xây dựng mô hình người nông dân tự chịu trách nhiệm an toàn thực phẩm về sản phẩm của mình. Đối với tình trạng ô nhiễm môi trường, Bắc Giang cần tăng cường giám sát và có biện pháp xử lý rác thải hợp lý, trong đó chú trọng đến việc xử lý rác thải nông thôn và kiểm tra chặt chẽ tình trạng xử lý rác thải ở các khu, cụm công nghiệp.
Về một số vấn đề như trả lương theo hiệu quả công việc trong các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện nghiên cứu khoa học theo nhu cầu, vấn đề tự chủ đại học,… đồng chí Nhuyễn Thiện Nhân ghi nhận và hứa sẽ báo cáo với Chính phủ, các bộ, ban ngành liên quan xem xét giải quyết.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nêu lên một số kinh nghiệm hay trong việc xây dựng thương hiệu và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp ở các địa phương trong cả nước, để Bắc Giang có thể tham khảo, học tập để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nhà./.
Kỷ niệm 21 năm Nam Phi Tự do  (23/04/2015)
Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương thăm ba nước châu Âu  (23/04/2015)
Nhóm P5+1 và Iran tiếp tục cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna  (23/04/2015)
Điện mừng Ngày Độc lập của Nhà nước Israel  (23/04/2015)
Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Ô-xtrây-lia mở ra triển vọng phát triển mới  (23/04/2015)
Sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương  (23/04/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên