Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí nâng Pháp lệnh phí - lệ phí lên thành luật
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 37, chiều 06-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật phí và lệ phí.
Tờ trình của Chính phủ cho thấy dự án Luật đã khắc phục tồn tại của pháp luật phí, lệ phí hiện hành.
Qua 13 năm thực hiện pháp lệnh, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công, cũng như cải cách thủ tục hành chính thì một số khoản phí, lệ phí hiện hành đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần rà soát hoàn thiện để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp. Dự thảo Luật phí và lệ phí gồm 6 chương, 22 điều.
Thẩm tra bước đầu dự án Luật, trên cơ sở tán thành về sự cần thiết ban hành Luật phí và lệ phí để tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và thuận lợi trong quản lý thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất đánh giá: phí và lệ phí là các khoản thu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên cần thiết phải nâng Pháp lệnh phí và lệ phí lên thành luật để đảm bảo địa vị pháp lý.
Danh mục phí và lệ phí kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn, một số khoản phí đã chuyển sang cơ chế giá dịch vụ; một số khoản phí có tên trong Danh mục nhưng chưa phát sinh; một số loại phí, lệ phí cần được bãi bỏ để phù hợp với tình hình mới, giảm thủ tục hành chính và chi phí hành thu...
Qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong hệ thống luật hiện hành có nhiều quy định liên quan đến phí và lệ phí nhưng chưa được hệ thống hóa, quy định thống nhất trong Pháp lệnh phí và lệ phí.
Do vậy, để bảo đảm đồng bộ, toàn diện, đầy đủ của Luật phí và lệ phí, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, hệ thống hóa đầy đủ các quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến phí và lệ phí với dự án Luật phí và lệ phí.
Một số ý kiến nhấn mạnh dự thảo Luật phải bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật về thuế và quản lý ngân sách nhà nước; phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và đổi mới chính sách phí và lệ phí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và một số ý kiến khác đánh giá một số quy định trong dự thảo còn chung chung, chưa rõ về nội hàm của từng khái niệm, cụ thể như khái niệm về phí, lệ phí, dịch vụ công, giá dịch vụ dẫn đến chưa rõ ràng trong phân loại giữa phí và lệ phí, giữa phí, lệ phí và giá dịch vụ… Đây là những vấn đề mà ban soạn thảo cần tiếp tục làm rõ hơn để hoàn thiện dự án Luật.
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai tán thành dự thảo Luật phí và lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do Cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện như Dự thảo Luật.
Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện sẽ được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời bỏ các quy định liên quan đến các khoản thu từ phí, lệ phí của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện trong Dự thảo Luật (khoản 4 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 10).
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể vào danh mục phí, lệ phí; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý phí và lệ phí…
Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc trình dự thảo Luật phí và lệ phí trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây./.
Sức mạnh pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975  (06/04/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn hãng ITAR-TASS  (06/04/2015)
Củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga  (06/04/2015)
Khai mạc phiên họp 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (06/04/2015)
Trợ giúp xã hội đột xuất và ứng phó với các sự kiện đột phát  (06/04/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên