Việt Nam mong muốn học tập kinh nghiệm nhiều mô hình của Đức
Sáng 22-01, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã hội đàm với ngài Rolf Rosenbrock, Chủ tịch Tổng Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng đón Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức sang thăm và làm việc tại Việt Nam; giới thiệu với Đoàn về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động cũng như một số chương trình hoạt động chính của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội VIII quyết định.
Chủ tịch Tổng Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức Rolf Rosenbrock cho biết, Liên hiệp hiện có 10.000 thành viên hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ hội cho mỗi người và bình đẳng trong sự tôn trọng lẫn nhau.
Liên hiệp có 5 lĩnh vực hoạt động khác nhau dựa trên 3 nguyên tắc chính cởi mở; đa dạng và bao dung.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân và chủ tịch Rolf Rosenbrock tin tưởng chuyến thăm hữu nghị Việt Nam lần này của Đoàn sẽ thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường sự hợp tác giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức trong giai đoạn mới.
Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận, thống nhất một số nội dung phối hợp trong thời gian tới, qua đó góp phần vào việc tăng cường và phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Đức trong giai đoạn mới.
Về quan hệ hợp tác giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức trong thời gian tới, hai bên sẽ tăng cường mở rộng các hình thức giao lưu giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận với Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức và các hội thành viên của Liên hiệp để chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Đức trong năm 2015, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, trong thời gian tới hai bên tổ chức các đoàn sang thăm, hợp tác nghiên cứu, tập huấn trao đổi kinh nghiệm công tác. Phía Việt Nam mong muốn cử đoàn sang Đức học tập mô hình đào tạo bồi dưỡng viên của Đức, thăm mô hình ngôi nhà có nhiều thế hệ sinh sống,…
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị tổ chức các hội nghị, hội thảo về các chủ đề an sinh xã hội mà hai bên cùng quan tâm.
Ngài Rolf Rosenbrock cho biết sẽ tìm các địa chỉ liên hệ để việc học tập, trao đổi kinh nghiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đạt hiệu quả như mong muốn.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên hiệp Bình đẳng xã hội toàn Liên bang Đức sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa, qua đó góp phần vào việc tăng cường và phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Đức trong giai đoạn mới./.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia  (22/01/2015)
Ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Huaphanh  (22/01/2015)
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm  (22/01/2015)
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách an sinh xã hội, triển khai hiệu quả trong thực tiễn  (22/01/2015)
Yêu cầu làm tốt công tác tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng”  (22/01/2015)
Chủ tịch nước tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath  (22/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên