Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, điều hành Hội nghị.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cố vấn Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có Báo cáo đánh giá kết quả khá toàn diện các mặt đạt được và hạn chế trong những năm qua; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015; hình thành sơ bộ kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 5 năm tới (2016-2020).
Đồng tình với Báo cáo và ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người nông dân cả về vật chất lẫn tinh thần luôn là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Đảng có rất nhiều nghị quyết về vấn đề này, nhưng đặc biệt Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương có một nghị quyết này.
Quán triệt Nghị quyết Trung ương, Chính phủ đã đưa ra Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó quy định rõ 19 các tiêu chí và được thể hiện trên tất cả các mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Cụ thể như tiêu chí về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, việc làm, giảm nghèo, môi trường, thu nhập đời sống của người nông dân, bảo đảm an ninh, trật tự, an ninh - quốc phòng,... trên địa bàn nông thôn.
Hay tiêu chí về xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh trên địa bàn nông thôn.
Cho nên, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới chính là nội dung cụ thể trong việc tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng chính là nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những hạn chế trong triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới như vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện có nơi, có lúc còn quan tâm, chỉ đạo thiếu sâu sát, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ; có nơi trách nhiệm chưa cao; đây là nguyên nhân phải khắc phục ngay trong thời gian tới.
Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, song, có nơi, dự án, địa phương lại sử dụng kém hiệu quả; có nơi còn ỉ lại chờ ngân sách trung ương.
Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới đến nay chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Một số cơ chế chính sách đã ban hành nhưng đi vào cuộc sống còn hạn chế, chưa sát.
Đồng tình với nhiệm vụ, giải pháp năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo các bộ, địa phương cần coi Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; có kế hoạch chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, đôn đốc kịp thời.
Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải nhận thức sâu sắc nghị quyết của Trung ương về xây dựng nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới; phải nhân rộng điển hình, mô hình tốt, đồng thời thay thế những cán bộ làm chưa tốt.
Các địa phương cần đưa Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 vào chương trình nghị sự của Đại hội Đảng các cấp.
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cần tiến hành rà soát lại các cơ chế chính sách đã ban hành; tăng thêm nguồn lực đầu tư từ trung ương, địa phương và xã hội hóa cho công tác xây dựng nông thôn mới; đồng thời rà soát, bổ sung tiêu chí xây dựng nông thôn mới;...
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, phong trào xây dựng nông thôn mới trong cả nước đã có chuyển biến mạnh mẽ hơn.
Hầu hết các tỉnh trước đây chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa có xã đạt chuẩn đều đã tổ chức Hội nghị đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục, phấn đấu đạt tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới cao vào cuối năm 2015.
Các địa phương đã quan tâm hơn và tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung trọng điểm, bức xúc trên địa bàn và có nhiều cơ chế chính sách linh hoạt để huy động nguồn lực thực hiện Chương trình. Nhờ đó tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng lên rõ rệt.
Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được các địa phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập của dân cư nông thôn tăng nhanh hơn.
Cụ thể, tính đến hết năm 2014, cả nước có 785 xã đạt chuẩn, 1.285 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 2.836 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 2.964 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 945 xã đạt dưới năm tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí.
Đến hết năm 2014, bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010. Hiện nay có hai đơn vị cấp huyện là Xuân Lộc, Long Khánh của tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đến nay, trong 11 xã điểm của Ban Bí thư Trung ương hiện đã có chín xã đạt được 19 tiêu chí; riêng hai xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) và Định Hóa, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) chưa đạt chuẩn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm qua vẫn còn một số hạn chế như một số bộ, ngành trung ương chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ được phân công, nhất là theo dõi, chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí của từng bộ, ngành ở các địa phương, để đôn đốc, chỉ đạo và đề xuất điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn của các địa phương.
Ở một số địa phương còn “khoán trắng” cho Văn phòng Điều phối và xã thực hiện; thiếu sự kiểm tra, đôn đốc trong thực hiện các tiêu chí, nhất là các tiêu chí còn đạt thấp. Việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế.
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xác định phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20% số xã đạt chuẩn; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ba xã đạt chuẩn trở lên; có trên năm huyện đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành kế hoạch tổ chức sơ kết giai đoạn 2011 - 2015; phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020.
Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; ban hành tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới đối với cấp huyện và tỉnh; ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với một số vùng khó khăn.
Ban Chỉ đạo Trung ương đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả để nhân rộng; trong đó phát triển các hình thức hợp tác phù hợp đối với từng lĩnh vực thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo cải thiện chất lượng môi trường nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới; giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới...
Hội nghị đã nghe Báo cáo tình hình thực hiện rà soát điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; các địa phương báo cáo những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Các ý kiến tại phát biểu đề nghị Chính phủ cần giúp các địa phương trong việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn nữa vào chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là đầu tư vào các xã vùng sâu, vùng xa.
Các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ rà soát, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương, vùng, miền.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để có nguồn tín dụng riêng cho xây dựng nông thôn mới; bổ sung nguồn vốn và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hỗ trợ thực hiện.
Chính phủ tập trung mọi nguồn lực để đầu tư tốt hơn nữa cho việc xây dựng nông thôn mới và cần ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các vùng khó khăn, để xây dựng nông thôn mới phát triển đồng đều./.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách an sinh xã hội, triển khai hiệu quả trong thực tiễn  (22/01/2015)
Yêu cầu làm tốt công tác tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng”  (22/01/2015)
Chủ tịch nước tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath  (22/01/2015)
Việt Nam - Lào tăng phối hợp trong các vấn đề Biển Đông và sông Mekong  (22/01/2015)
Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2014  (22/01/2015)
Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2014  (22/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên