Đất nước không thể phát triển nếu không có tiềm lực khoa học
22:11, ngày 20-01-2015
Chiều 20-01-2015, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi gặp mặt, chuyện trò với các tài năng trẻ được nhận Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên Quả Cầu Vàng và Phần thưởng nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật năm 2014.
Tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoan nghênh Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã góp phần khơi dậy đam mê học tập, nghiên cứu khoa học cho các bạn trẻ.
Phó Thủ tướng khẳng định đất nước không thể phát triển nếu không có tiềm lực khoa học. Thế giới ngày nay có trình độ khoa học phát triển rất nhanh, đất nước Việt Nam đã trải qua các cuộc kháng chiến với thời gian dài, trong thời bình, mỗi người cần nỗ lực phấn đấu, góp phần đưa đất nước theo kịp các nước khác bằng tri thức khoa học.
Phó Thủ tướng nêu rõ mỗi bạn trẻ được nhận giải thưởng cần tiếp tục nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, không ngại đương đầu với khó khăn, thất bại để giành được những thành công mới; tiếp tục nỗ lực nghiên cứu khoa học, mang vinh quang về cho Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Như thường niên, Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên “Quả Cầu Vàng” do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trao cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Năm 2014, giải thưởng được triển khai rộng rãi trong cả nước và xét trao trong 4 lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường.
50 hồ sơ của 26 đơn vị đề cử, gồm 21 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành, Đoàn trực thuộc đã gửi về dự thi. Qua hai vòng đánh giá, Hội đồng Giải thưởng đã bình chọn được 10 tài năng trẻ tiêu biểu nhất để trao giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2014.
Lĩnh vực Công nghệ Sinh học có ba cá nhân gồm tiến sỹ Nguyễn Thế Hân (1983) - Giảng viên Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản, Khoa Công nghệ Thực phẩm/Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Nha Trang; tiến sỹ Trương Quốc Phong (1979) - Trưởng phòng thí nghiệm Proteomics, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Nhung (1983) - Giảng viên Khoa Dầu khí, trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
Lĩnh vực Công nghệ Môi trường có ba cá nhân gồm tiến sỹ Võ Thanh Huy (1982) - Giảng viên khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị, trường Đại học Xây dựng Miền Trung; thạc sỹ Phạm Văn Anh (1984) - Phó Trưởng bộ môn Động vật Sinh thái, Khoa Sinh hóa, trường Đại học Tây Bắc và thạc sỹ Vũ Anh Tài (1980) - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông có hai cá nhân gồm tiến sỹ Phạm Thanh Giang (1980) - Trưởng phòng Tin học viễn thông, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỹ sư Phan Huỳnh Lâm (1987) - Trưởng phòng Robot - Cơ điện tử - Tự động hóa, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực Công nghệ Y-Dược gồm hai cá nhân là dược sỹ, tiến sỹ Phan Văn Hồ Nam (1981) - Giảng viên Bộ môn Hóa Phân Tích, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và bác sỹ Trần Hiếu Nghĩa (1980) - bác sỹ Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Phần thưởng nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Kỹ thuật năm 2014 đã được trao cho 20 nữ sinh viên xuất sắc. Năm 2014 là năm đầu tiên Phần thưởng được mở rộng thêm các lĩnh vực khác ngoài công nghệ thông tin, đó là Điện - điện tử và cơ khí. Đây là những ngành học mà sinh viên nữ còn hạn chế và cần được khuyến khích.
Các nữ sinh viên nhận phần thưởng đều có kết quả học tập trung bình các môn là 7,92 điểm, các môn chuyên ngành có điểm từ khá, giỏi trở lên, là sinh viên xuất sắc của các trường.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, nhiều em đã tham gia nghiên cứu đề tài khoa học có tính thực tế, được đánh giá cao; nhiều em đã tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng như: hoạt động tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hoạt động thể thao văn hóa, hiến máu nhân đạo, một số em là sinh viên nghèo vượt khó…/.
Phó Thủ tướng khẳng định đất nước không thể phát triển nếu không có tiềm lực khoa học. Thế giới ngày nay có trình độ khoa học phát triển rất nhanh, đất nước Việt Nam đã trải qua các cuộc kháng chiến với thời gian dài, trong thời bình, mỗi người cần nỗ lực phấn đấu, góp phần đưa đất nước theo kịp các nước khác bằng tri thức khoa học.
Phó Thủ tướng nêu rõ mỗi bạn trẻ được nhận giải thưởng cần tiếp tục nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, không ngại đương đầu với khó khăn, thất bại để giành được những thành công mới; tiếp tục nỗ lực nghiên cứu khoa học, mang vinh quang về cho Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Như thường niên, Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên “Quả Cầu Vàng” do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trao cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Năm 2014, giải thưởng được triển khai rộng rãi trong cả nước và xét trao trong 4 lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường.
50 hồ sơ của 26 đơn vị đề cử, gồm 21 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành, Đoàn trực thuộc đã gửi về dự thi. Qua hai vòng đánh giá, Hội đồng Giải thưởng đã bình chọn được 10 tài năng trẻ tiêu biểu nhất để trao giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2014.
Lĩnh vực Công nghệ Sinh học có ba cá nhân gồm tiến sỹ Nguyễn Thế Hân (1983) - Giảng viên Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản, Khoa Công nghệ Thực phẩm/Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Nha Trang; tiến sỹ Trương Quốc Phong (1979) - Trưởng phòng thí nghiệm Proteomics, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Nhung (1983) - Giảng viên Khoa Dầu khí, trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
Lĩnh vực Công nghệ Môi trường có ba cá nhân gồm tiến sỹ Võ Thanh Huy (1982) - Giảng viên khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị, trường Đại học Xây dựng Miền Trung; thạc sỹ Phạm Văn Anh (1984) - Phó Trưởng bộ môn Động vật Sinh thái, Khoa Sinh hóa, trường Đại học Tây Bắc và thạc sỹ Vũ Anh Tài (1980) - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông có hai cá nhân gồm tiến sỹ Phạm Thanh Giang (1980) - Trưởng phòng Tin học viễn thông, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỹ sư Phan Huỳnh Lâm (1987) - Trưởng phòng Robot - Cơ điện tử - Tự động hóa, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực Công nghệ Y-Dược gồm hai cá nhân là dược sỹ, tiến sỹ Phan Văn Hồ Nam (1981) - Giảng viên Bộ môn Hóa Phân Tích, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và bác sỹ Trần Hiếu Nghĩa (1980) - bác sỹ Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Phần thưởng nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Kỹ thuật năm 2014 đã được trao cho 20 nữ sinh viên xuất sắc. Năm 2014 là năm đầu tiên Phần thưởng được mở rộng thêm các lĩnh vực khác ngoài công nghệ thông tin, đó là Điện - điện tử và cơ khí. Đây là những ngành học mà sinh viên nữ còn hạn chế và cần được khuyến khích.
Các nữ sinh viên nhận phần thưởng đều có kết quả học tập trung bình các môn là 7,92 điểm, các môn chuyên ngành có điểm từ khá, giỏi trở lên, là sinh viên xuất sắc của các trường.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, nhiều em đã tham gia nghiên cứu đề tài khoa học có tính thực tế, được đánh giá cao; nhiều em đã tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng như: hoạt động tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hoạt động thể thao văn hóa, hiến máu nhân đạo, một số em là sinh viên nghèo vượt khó…/.
Việt Nam ưu tiên hàng đầu hợp tác toàn diện với Nhật Bản  (20/01/2015)
Đề xuất ý kiến Thủ tướng Chính phủ hàng quý báo cáo trước nhân dân  (20/01/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát các mô hình xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang  (20/01/2015)
Đại hội Công đoàn Tạp chí Cộng sản nhiệm kỳ 2015 - 2020  (20/01/2015)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên