Công an TP. Hồ Chí Minh tăng cường phối hợp, đảm bảo an ninh trật tự vùng giáp ranh
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, tình hình tội phạm các địa bàn giáp ranh TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Nguyên nhân là do các khu vực này thường tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất lớn, dẫn đến việc hình thành các khu dân cư tự phát và một loạt các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (karaoke, massage)… là những nơi dễ phát sinh các hoạt động phạm tội.
Tại khu vực giáp ranh Thành phố, các đối tượng tội phạm đang có xu hướng hình thành các băng nhóm hoạt động lưu động, đa địa phương, thành phần phức tạp và manh động, thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn phạm tội để qua mặt cơ quan chức năng. Nổi cộm là hoạt động của các loại tội phạm buôn lậu và tội phạm tiêu thụ tài sản phạm tội.
Theo báo cáo của Công an TP. Hồ Chí Minh, tình hình tội phạm buôn, nhập lậu, buôn bán trái phép thuốc lá và rượu ngoại gây thất thoát lớn đối với nguồn Ngân sách. Các đối tượng thường tổ chức thành đường dây có tổ chức chặt chẽ, móc nối với các đầu nậu vùng biên và các chủ hàng tiêu thụ trong nước. Quá trình phạm tội, bọn chúng thường bố trí nhiều đối tượng làm nhiệm vụ cảnh giới nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh khi bị cơ quan chức năng phát hiện.
Những địa bàn “nóng” về tội phạm buôn lậu thuốc lá gồm: Khu vực biên giới xã Phước Chỉ (Trảng Bàng, Tây Ninh), khu vực xã Mỹ Quý Đông (Đức Huệ, Long An), khu vực Lộc Giang (Đức Hòa, Long An)…
Tình hình tội phạm tiêu thụ tài sản phạm tội (chủ yếu là xe gắn máy) cũng đang diễn biến phức tạp. Các loại xe gian sau khi được trao đổi (chủ yếu tại các quận Thủ Đức, Bình Tân, 12, huyện Hóc Môn) sẽ được vận chuyển đến các “đầu nậu” tại khu vực biên giới để tiến hành tháo dỡ lấy phụ tùng, máy móc… rồi tiếp tục được vận chuyển về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ… gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra.
Thực tế thời gian qua, công tác đấu tranh chống tội phạm tại các khu vực giáp ranh Thành phố vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chính là do thiếu sự thông tin phối hợp giữa lực lượng chuyên trách tại các địa phương, từ đó dẫn đến công tác quản lý đối tượng còn sót lọt, dễ dẫn đến bỏ lọt hành vi phạm tội do không thể xác minh đối tượng có hành vi phạm tội.
Nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2015, Công an TP. Hồ Chí Minh chủ trương sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị tại các địa phương lân cận, đẩy mạnh việc trao đổi thông tin nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng, băng nhóm phạm tội buôn lậu, tiêu thụ tài sản trộm cắp…; đồng thời chủ động tạo cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận, tổ chức triển khai cao điểm ra quân trấn áp tội phạm tại các “điểm nóng” về tình hình an ninh trật tự và các khu vực tập trung dân cư trú là người nhập cư…
Đánh giá về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong năm 2014, lực lượng Công an TP. Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hay, nhiều cách làm hiệu quả. Đáng chú ý là kết quả công tác thu gom người nghiện không nơi cư trú trên địa bàn Thành phố đã góp phần không nhỏ ổn định tình hình tại địa phương. Đây là mô hình cần được tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao sự sáng tạo, chủ động của lực lượng Công an TP. Hồ Chí Minh trong việc tăng cường phối hợp với các đơn vị chuyên trách trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm tại các khu vực vùng giáp ranh.
Để nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận tiếp tục tăng cường trao đổi, phối hợp thông tin trong việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó tập trung triệt xóa các đường dây tội phạm buôn lậu, làm hàng giả, tiêu thụ tài sản trộm cắp…
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2015, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận cần khẩn trương lên kế hoạch phối hợp cụ thể, thành lập các đội kiểm tra liên ngành gồm nhiều lực lượng như: Công an, Cảnh sát, Hải quan, lực lượng Quản lý thị trường… thường xuyên tổ chức rà soát tại các địa bàn trọng điểm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng có hành vi phạm tội./.
"Chăm lo cho doanh nghiệp tư nhân là phải lấy dân làm gốc"  (17/01/2015)
Giải quyết khiếu nại cần lắng nghe nguyện vọng của người dân  (17/01/2015)
Công ty Truyền tải Điện I đón nhận Huân chương Độc lập  (17/01/2015)
Chủ tịch nước khảo sát tuyến đường vành đai biên giới Sơn La  (17/01/2015)
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Campuchia  (17/01/2015)
IMF: Kinh tế toàn cầu đang chống chọi với “cơn gió ngược”  (17/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển