"Chăm lo cho doanh nghiệp tư nhân là phải lấy dân làm gốc"
"Việt Nam đàm phán thì mạnh mẽ..."
- Năm 2015 là một năm“đặc biệt”với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về mức độ thích ứng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Có thể nói thời gian qua Việt Nam đã đưa ra những quan điểm hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ. Tôi cho rằng đó là chủ trương đúng, vì hội nhập quốc tế sẽ tạo ra không gian phát triển, thị trường rộng lớn hơn cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung của quốc tế đồng thời phải sửa đổi bổ sung, hoàn thiện tất cả các luật lệ, các thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng phù hợp với thế giới, với các cam kết hiệp định.
Hơn nữa, những cam kết này thường là những xu thế tiên tiến của thế giới, là sự văn minh nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đồng thời thúc đẩy các nền kinh tế luôn phải tự làm mới mình để có thể tiến kịp thế giới hội nhập.
Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, tôi thật sự lo lắng bởi các công tác chuẩn bị hội nhập còn chưa kịp thời, môi trường kinh doanh vẫn chưa tốt, còn rất nhiều khó khăn và bộ máy cũng chưa sẵn sàng. Đặc biệt, tôi lo lắng nhất là việc các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin và sự chuẩn bị đầy đủ cho tiến trình hội nhập.
Bởi, nếu mà chuẩn bị không tốt thì Việt Nam không những không tận dụng được những lợi thế từ hội nhập thậm chí có thể còn bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Bây giờ, điều quan trọng nhất là phải thực hiện tuyên truyền, tập huấn cho mỗi doanh nghiệp từ “bé” đến “lớn”. Với các hiệp định thương mại tự do, họ phải hiểu, phải biết sẽ đối mặt với cái gì, cần có giải pháp gì để vượt qua những trở ngại đó cũng như tận dụng được lợi thế đồng thời có những quyết sách ngăn chặn các hệ quả xấu từ quá trình hội nhập đối với doanh nghiệp, đối với kinh tế đất nước.
Hai việc này đều phải làm quyết liệt như nhau, song tiếc rằng vừa qua Việt Nam thực hiện đàm phán tham gia hội nhập thì rất mạnh mẽ và hiệu quả, nhưng khâu triển khai trong nước đến các doanh nghiệp, đến các chính quyền địa phương, đến các bộ ngành về những thách thức phải đối mặt, những giải pháp để vượt qua là chưa có. Đó là điều đáng lo và cần phải làm ngay.
"Đừng so sánh với chính chúng ta của 30 năm trước"
- Quay trở lại kinh tế trong nước, thưa ông đâu là những động lực mới cho phát triển đất nước, khi dư địa của những động lực tăng trưởng cũ đang dần tới hạn?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thời gian vừa qua, Việt Nam đã làm được rất nhiều việc với thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình ở mức thấp.
Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng không nên chỉ có những so sánh dọc, đừng chỉ so sánh với chính “chúng ta” của 30 năm trước mà cần phải có những so sánh ngang.
Trong các cuộc đua, Việt Nam cũng cần phải so với những “vận động viên” trong khu vực cũng như xác định thứ hạng đứng trên “bản đồ” kinh tế thế giới.
Trong môi trường chung đó, Việt Nam đã có những thành tựu rất lớn, tuy nhiên những động lực tăng trưởng, phát triển đất nước trong những năm qua là theo chiều rộng (dựa vào tài nguyên thiên nhiên, khai thác dầu lửa xuất khẩu, khai thác than…, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư).
Những động lực này tới này vẫn tiếp tục phải dùng, song trong môi trường quốc tế cạnh tranh quyết liệt thì những yếu tố trước đây nó không còn nhiều dư địa nữa.
Thời gian tới, không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia khác trên toàn cầu muốn phát triển mạnh, tăng trưởng mạnh, xuất khẩu mạnh thì phải dựa vào năng lực cạnh tranh từ nền kinh tế quốc gia.
Động lực tăng trưởng mới sẽ dựa trên những tiến bộ khoa học và năng suất lao động. Hai yếu tố này có thể làm nên những đột phá cho các doanh nghiệp biết cách tận dụng nó, từ đó các sản phẩm của họ sẽ có tính cạnh tranh, đủ sức đánh bại các đối thủ để vươn lên.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của Chính phủ là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy những nhân tố này phát triển.
"Made in Vietnam nhưng ai cũng biết đó là của Hàn Quốc"
- Để tăng trưởng bền vững cần phải dựa vào các động lực từ bên trong, tuy nhiên hoạt động của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đang chiếm ưu thế và chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2014, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trong năm 2014, doanh nghiệp FDI xuất khẩu chiếm 68% trong tổng kim ngạch 150 tỷ USD của Việt Nam, như vậy là quá cao và điều rất đáng phải suy nghĩ.
Nhìn từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài thì đây là thành quả, nhưng nếu nhìn ở góc độ “sức khỏe” nền kinh tế thì lại là một điều cần phải trăn trở. Bởi bản thân nhà đầu tư nước ngoài, họ cũng cần những doanh nghiệp nội địa “khỏe” để có thể tham gia vào chuỗi công nghiệp phụ trợ.
Một điều quan trọng hơn tất cả, Việt Nam rất cần có những doanh nghiệp đủ mạnh để có thể tiếp thu được những tinh hoa, công nghệ mới từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Một nền kinh tế tự chủ phải có một lực lượng doanh nghiệp mạnh để có thể xây dựng được thương hiệu Việt Nam.
Sản phẩm điện thoại Samsung xuất khẩu khắp thế giới đều dán “Made in Vietnam” nhưng ai cũng biết đó là của Hàn Quốc. Không ai nghĩ rằng các sản phẩm đó là của doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù có thể tỷ lệ nội địa hóa ngày càng tăng nhưng họ vẫn thấy rằng đó là Samsung-Hàn Quốc.
Tôi nhắc lại, doanh nghiệp tư nhân phải trở thành động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Doanh nghiệp tư nhân là của người dân, lấy dân làm gốc, tạo điều kiện cho người dân cũng có nghĩa là phải chăm lo đến doanh nghiệp tư nhân, để có những sản phẩm thuần túy 100% Việt Nam.
Trong ngay 2015, Việt Nam phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Doanh nghiệp tư nhân phải trở thành nền tảng, thành động lực quan trọng nhất để đóng góp vào tăng trưởng, ổn định nền kinh tế Việt Nam. Tôi khẳng định nếu không làm được điều này, Việt Nam không bao giờ có được tăng trưởng tốt, không bao giờ có được nền kinh tế vững mạnh và tự chủ./.
Giải quyết khiếu nại cần lắng nghe nguyện vọng của người dân  (17/01/2015)
Công ty Truyền tải Điện I đón nhận Huân chương Độc lập  (17/01/2015)
Chủ tịch nước khảo sát tuyến đường vành đai biên giới Sơn La  (17/01/2015)
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Campuchia  (17/01/2015)
IMF: Kinh tế toàn cầu đang chống chọi với “cơn gió ngược”  (17/01/2015)
Nhiều hoạt động trong Tuần Văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa Cyprus  (17/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên