Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2015
Đây là nhận định của các chuyên gia Hội thảo “Cơ cấu kinh tế: Những rủi ro phát triển” do Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần tri thức doanh nghiệp quốc tế tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08-01.
Theo ông Nguyễn Chí Hải, Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, dù lạc quan hay thận trọng, giải pháp cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là phải đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất và hiệu quả, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, nhân tố quyết định để thực hiện mục tiêu này là phải có sự nỗ lực chung của cả các doanh nghiệp và Chính phủ trong việc phát triển khoa học - công nghệ, đưa khoa học - công nghệ thực sự là động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế của đất nước.
Vấn đề được nhiều chuyên gia đưa ra “mổ xẻ” là việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Theo thống kê, đến hết tháng 10-2014, cả nước chỉ cổ phần hóa được 143 doanh nghiệp, chưa đạt một nửa kế hoạch đề ra, bởi trong phương án giai đoạn 2014 - 2015 phải thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đến hết năm 2013, các công ty mẹ còn đầu tư tại những lĩnh vực chứng khoán là 957 tỷ đồng, quỹ đầu tư 549 tỷ đồng, bảo hiểm 1.498 tỷ đồng, ngân hàng - tài chính 16.101 tỷ đồng, bất động sản 13.176 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá trị thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạt 2.415 tỷ đồng, vì vậy tính chung cả năm 2013 và 10 tháng năm 2014, các tập đoàn, tổng công ty mới thoái vốn trên 4.400 tỷ đồng trên tổng số 21.000 tỷ đồng.
Đánh giá việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước, ông Vũ Đình Ánh, Viện Tài chính cho rằng, đối với doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt.
Riêng đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, ngân hàng thương mại ở những tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có thể giao cho Ngân hàng Nhà nước mua lại hoặc chuyển cho Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Theo kế hoạch, giá trị vốn nhà nước cần thoái trong năm 2015 là 16.367 tỷ đồng. Theo nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo, đây là một thách thức không hề nhỏ nếu so với kết quả đã đạt được trong thời gian qua./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Algeria chào từ biệt  (08/01/2015)
Báo NewEurope đăng bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh  (08/01/2015)
Lãnh đạo Việt Nam điện chia buồn lãnh đạo Pháp về vụ khủng bố  (08/01/2015)
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc - mối lo của kinh tế thế giới năm 2015  (08/01/2015)
Giám sát phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh  (08/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên