Đức, Pháp bất đồng về khả năng Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu
15:58, ngày 07-01-2015
Lãnh đạo hai quốc gia đứng đầu trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã có quan điểm khác nhau về việc Hy Lạp có thể rút khỏi Eurozone, song khẳng định bất kỳ chính phủ mới nào được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 25-01 tới đều phải tôn trọng nghĩa vụ quốc gia, đó là trang trải các khoản nợ mà nước này vay của các chủ nợ quốc tế từ năm 2010 để đưa nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Cụ thể, ngày 06-01-2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc điện đàm thảo luận về tình hình chính trị tại Hy Lạp.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, Berlin vẫn muốn một Eurozone ổn định với sự tồn tại của tất cả các thành viên, trong đó có Hy Lạp và lập trường này không thay đổi.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande lại cho rằng, việc ở lại Eurozone hay không là tùy thuộc vào quyết định của người dân Hy Lạp. Bộ trưởng Kinh tế Pháp cũng khẳng định bất kỳ kết quả thế nào đều phải được tôn trọng.
Viện nghiên cứu kinh tế IW của Đức cho rằng, các nước thành viên khác trong Eurozone vẫn có thể phát triển tốt nếu không có Hy Lạp, song quốc gia này sẽ không thể phát triển nếu ra khỏi Eurozone.
IW cảnh báo sẽ là "thảm họa" nếu đảng cấp tiến cánh tả Syriza chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Hy Lạp. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, một chính phủ không có khả năng trả nợ, hệ thống ngân hàng cạn kiệt, các nhà đầu tư rút chạy... đang là những nguyên nhân khiến Hy Lạp có thể quyết định rút khỏi Eurozone.
Những quan ngại về khả năng Hy Lạp rút khỏi Eurozone sau cuộc tổng tuyển cử đã khiến thị trường châu Âu tiếp tục chao đảo trong ngày 06-01, giá các cổ phiếu trong khu vực giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã bán tháo nhiều cổ phiếu.
Cụ thể, chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Hy Lạp đã giảm hơn 5%, trong khi các thị trường Paris giảm 3,3%, Madrid giảm 3% và Milan giảm 4,9%. Những yếu tố này càng khiến đồng Euro, vốn đang mất giá, tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua./.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, Berlin vẫn muốn một Eurozone ổn định với sự tồn tại của tất cả các thành viên, trong đó có Hy Lạp và lập trường này không thay đổi.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande lại cho rằng, việc ở lại Eurozone hay không là tùy thuộc vào quyết định của người dân Hy Lạp. Bộ trưởng Kinh tế Pháp cũng khẳng định bất kỳ kết quả thế nào đều phải được tôn trọng.
Viện nghiên cứu kinh tế IW của Đức cho rằng, các nước thành viên khác trong Eurozone vẫn có thể phát triển tốt nếu không có Hy Lạp, song quốc gia này sẽ không thể phát triển nếu ra khỏi Eurozone.
IW cảnh báo sẽ là "thảm họa" nếu đảng cấp tiến cánh tả Syriza chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Hy Lạp. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, một chính phủ không có khả năng trả nợ, hệ thống ngân hàng cạn kiệt, các nhà đầu tư rút chạy... đang là những nguyên nhân khiến Hy Lạp có thể quyết định rút khỏi Eurozone.
Những quan ngại về khả năng Hy Lạp rút khỏi Eurozone sau cuộc tổng tuyển cử đã khiến thị trường châu Âu tiếp tục chao đảo trong ngày 06-01, giá các cổ phiếu trong khu vực giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã bán tháo nhiều cổ phiếu.
Cụ thể, chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Hy Lạp đã giảm hơn 5%, trong khi các thị trường Paris giảm 3,3%, Madrid giảm 3% và Milan giảm 4,9%. Những yếu tố này càng khiến đồng Euro, vốn đang mất giá, tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua./.
Tăng cường quản lý đất đai để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay  (07/01/2015)
Tăng cường quản lý đất đai để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay  (07/01/2015)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị  (06/01/2015)
Bấm nút khai trương Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam  (06/01/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay