Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động của đảng bộ xã ở tỉnh Hưng Yên
TCCSĐT - Thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng các đảng bộ xã ở tỉnh Hưng Yên đã được chú trọng và đạt được những kết quả nhất định, qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, các nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong toàn tỉnh Hưng Yên nói chung và tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn Hưng Yên nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng hoạt động và năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy từng bước được nâng lên, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tăng, công tác phát triển đảng viên thường xuyên được quan tâm chú trọng…
Hiện nay, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có tổng số 1.787 chi bộ trực thuộc, trong đó chi bộ khối nông thôn là 1.053, ở 161 đảng bộ có 46.637 đảng viên. Nhìn chung, các đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn giữ vững, phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều tổ chức cơ sở đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu của người đảng viên. Các cấp ủy đảng, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố và Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Thời gian qua, toàn tỉnh Hưng Yên đã mở hàng nghìn lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền và các đoàn thể cơ sở cho hơn 163 nghìn lượt cán bộ. Đến nay, cơ bản các chức danh công chức xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ. Các xã, phường, thị trấn đều đã xây dựng, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, xây dựng mới quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020. Cán bộ được đưa vào quy hoạch cơ bản đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, trình độ, cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng thường xuyên chăm lo xây dựng và tạo nguồn phát triển đảng viên. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh kết nạp được hơn 1.600 đảng viên mới, trong đó, đảng viên kết nạp ở xã, phường, thị trấn chiếm khoảng 30%...
Để đạt được những kết quả trên, các đảng bộ xã đã có vai trò không nhỏ. Đảng bộ các xã chính là nền tảng của Đảng, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ xã, nâng cao chất lượng các đảng bộ xã, để mỗi đảng bộ xã ở Hưng Yên thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhất là ở các xã trọng yếu, còn nhiều khó khăn chính là làm tốt công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Từ thực tế ở Hưng Yên cho thấy, để nâng cao chất lượng của các đảng bộ xã ở tỉnh Hưng Yên, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ:
Một là, cấp ủy và đảng viên ở các đảng bộ xã phải nghiên cứu, nắm rõ về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã; nắm vững, hiểu sâu các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững tình hình cơ sở, nhất là các động thái tư tưởng của nhân dân trên địa bàn, từ đó chủ động, sáng tạo đề ra các kế hoạch, biện pháp thúc đẩy các mặt sản xuất, đời sống, an ninh, văn hóa, xã hội phù hợp với đặc điểm, tình hình của đảng bộ xã.
Hai là, tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của chi bộ; xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng... Làm tốt công tác dân vận của Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể theo tinh thần “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; công khai hóa các hoạt động của địa phương với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ba là, cấp ủy đảng bộ xã phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ, xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có có trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phù hợp với lĩnh vực công tác và có kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng được yêu cầu của công việc và nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của các đảng bộ xã, chú trọng bồi dưỡng theo chức danh. Thường xuyên rà soát quy hoạch, kiện toàn đội ngũ cán bộ của đảng bộ gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ.
Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, như giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên, phân công công tác cho đảng viên, công tác phát triển đảng viên.
Năm là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm. Tăng cường việc kiểm tra, thẩm định và quyết định việc đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đúng thực chất, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.
Sáu là, cấp ủy cấp trên cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với các chi bộ, đảng bộ; phân công cấp ủy viên phụ trách cơ sở, bám sát cơ sở, tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ… đặc biệt tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém./.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị  (06/01/2015)
Bấm nút khai trương Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam  (06/01/2015)
Chủ tịch nước thăm Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam  (06/01/2015)
Tổ chức chiến dịch kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán  (06/01/2015)
Kỷ niệm 36 năm Ngày chiến thắng bảo vệ biên giới Tây - Nam  (06/01/2015)
Bộ Giáo dục và Đào tạo “gỡ rối” khen thưởng học sinh tiểu học  (06/01/2015)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên