Đảng Đoàn Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 57 chức danh
Sáng 25-12, Đảng Đoàn Quốc hội tổ chức Hội nghị Lấy phiếu tín nhiệm năm 2014 theo quy định số 262-QĐ/TW của Bộ Chính trị đối với 57 chức danh lãnh đạo sinh hoạt tại Đảng Đoàn Quốc hội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội.
Những người được lấy phiếu tín nhiệm đợt này bao gồm các Phó Chủ tịch Quốc hội (không phải là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng); Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Trưởng các Ban, Viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng đoàn Quốc hội lần này nhằm triển khai chủ trương của Đảng về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư sinh hoạt tại Đảng đoàn Quốc hội không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần này bởi sẽ được Ban Chấp hành Trung ương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiếu tín nhiệm được tính trên số người có mặt với 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Các đối tượng trong diện được lấy phiếu cũng đã có báo cáo kiểm điểm công tác. Việc đánh giá tín nhiệm dựa trên kết quả làm việc, phẩm chất đạo đức, lối sống của những người được lấy phiếu thể hiện qua quá trình công tác, sinh hoạt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn để bảo đảm thành công của cuộc lấy phiếu tín nhiệm lần này, việc thực hiện lấy phiếu phải đúng quy trình, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai như tiến hành lấy phiếu tại Quốc hội. Người lấy phiếu cần tập trung cao, thận trọng khách quan khi đánh giá tín nhiệm để có kết quả công tâm, chính xác.
Sau đợt lấy phiếu tín nhiệm này, Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, Hội nghị đã biểu quyết thông qua danh sách 57 chức danh lãnh đạo được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm lần này với tỷ lệ tán thành 100% số đại biểu có mặt và thông qua Danh sách Ban Kiểm phiếu gồm 21 người do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc làm Trưởng ban.
Đây là lần đầu tiên, Đảng Đoàn Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo đang sinh hoạt tại Đảng Đoàn. Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Đại hội Đảng đoàn Quốc hội.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công bố cuối giờ chiều nay./.
Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới 3 nước Việt - Lào - Campuchia  (25/12/2014)
Độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế  (25/12/2014)
Lạm phát thấp và điểm nhấn kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2014  (25/12/2014)
Lạm phát thấp và điểm nhấn kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2014  (25/12/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay