Báo Campuchia: Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới
00:00, ngày 24-12-2014
Nhân chuyến thăm cấp nhà nước Campuchia của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, tờ Tia sáng Campuchia số ra ngày 23-12 đã đăng bài kèm ảnh chân dung Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên trang nhất với tiêu đề “Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới”.
Bài viết nêu rõ, nhận lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước Campuchia từ ngày 23 đến ngày 24-12. Sự kiện này được dư luận và nhân dân Campuchia rất quan tâm và phấn khởi chào đón.
Theo bài báo, là hai nước láng giềng, Campuchia và Việt Nam có quan hệ truyền thống lâu đời. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 26-7-1967, đánh dấu trang sử mới trong quan hệ láng giềng anh em.
Năm 2012, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao. Đây là dịp để hai nước nhìn lại quá trình lịch sử gắn bó giữa hai dân tộc. Trong suốt quá trình đó, Campuchia và Việt Nam đã kề vai sát cánh, đoàn kết, hợp tác, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ lẫn nhau, kể cả bằng xương máu của mình trong kháng chiến chống đế quốc vì độc lập dân tộc của mỗi nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau này.
Bài báo cho rằng đến nay, hai bên có thể tự hào với những gì kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước, vun đắp tình hữu nghị và phát triển quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của hai nước.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, trong đó có chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Quốc vương Sihamoni vào tháng 9-2012, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Somrin tháng 7-2012 và tháng 8-2014, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Samdech Hun Sen tháng 12-2013, chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 12-2011, chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 1-2014.
Tại các chuyến thăm và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn và đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới. Để thực hiện mục tiêu này, hai bên cam kết tiếp tục trao đổi đoàn các cấp; tích cực hợp tác trên mọi mặt, nhất là những mặt có thế mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho nhau phát huy lợi thế sẵn có và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015.
Hiện nay, Việt Nam có 126 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực trồng cây công nghiệp, khai khoáng, thăm dò, tìm kiếm và kinh doanh sản phẩm dầu khí, phát triển nguồn điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính.
Nhiều nhà đầu tư Việt Nam không những kinh doanh thành công ở Campuchia, mà còn giúp cải thiện đời sống và tạo việc làm cho người dân sở tại, góp phần vào công tác giảm nghèo tại Campuchia.
Đánh giá hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại Campuchia, Thủ tướng Samdech Hun Sen đã khẳng định “kinh tế Campuchia có được sự phát triển như hôm nay có đóng góp rất lớn của Việt Nam thông qua việc đầu tư, trao đổi thương mại”.
Bài báo cũng nêu rõ, hợp tác Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch phát triển mạnh. Hai nước dành nhiều suất học bổng cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh mỗi nước học tập tại nước kia.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã cử nhiều đoàn y, bác sĩ sang Campuchia khám bệnh miễn phí cho nhân dân Campuchia, nhất là người dân sinh sống ở các vùng biên giới hai nước.
Về hợp tác an ninh quốc phòng, bài báo cho rằng với đặc điểm "núi kề núi, sông liền sông", Campuchia và Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ, tích cực trao đổi thông tin, giải quyết tốt những vụ việc phát sinh trên biên giới; duy trì tuần tra trên biển; hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.
Thực hiện các Hiệp ước đã được lãnh đạo hai nước ký kết, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được hai bên phối hợp thực hiện trên tinh thần quan hệ hữu nghị đặc biệt. Hai bên đang cố gắng phấn đấu hoàn thành sớm công tác này, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Ngoài ra, là hai nước nằm trên bán đảo Đông Dương, thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia và Việt Nam luôn tăng cường hợp tác, gắn bó, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Hai nước luôn nỗ lực thúc đẩy hợp tác ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECs), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc (UN)…
Bài báo cũng nhắc lại những ấn tượng không quên của người dân Campuchia về những ngày tháng sống dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Từ địa ngục trần gian đó, các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng với các lực lượng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (nay là Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia) đưa dân tộc và nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Theo bài báo, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Samdech Heng Somrin khẳng định: "Chiến thắng 7-1-1979 đã chấm dứt thời kỳ đen tối nhất chưa từng có trong lịch sử Campuchia, mở ra trang sử mới, trong đó nhân dân Campuchia đã nhận lại quyền tự do, cơ hội khôi phục và xây dựng đất nước”.
Thủ tướng Samdech Hun Sen cũng nói: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì không có đất nước Campuchia ngày hôm nay”. Nhiều nhà lãnh đạo khác của Campuchia khẳng định nếu không có chiến thắng 7-1-1979 thì Campuchia không thể có những gì như ngày nay.
Công lao và sự hy sinh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả đó, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, các cựu quân tình nguyện Việt Nam, đã đóng góp cho tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.
Bải báo nêu rõ Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam là người bạn tin cậy của nhân dân Campuchia. Nhân dân Campuchia mãi mãi là người bạn láng giềng tốt, sát cánh bên cạnh nhân dân Việt Nam. Campuchia sẽ tiếp tục vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện láng giềng tốt đẹp Campuchia - Việt Nam”.
Thời gian tới, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni và sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, đồng thời với chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia lần này của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Campuchia tin tưởng chắc chắn rằng hai nước sẽ tiếp tục đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc và mong mỏi của nhân dân hai nước./.
Theo bài báo, là hai nước láng giềng, Campuchia và Việt Nam có quan hệ truyền thống lâu đời. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 26-7-1967, đánh dấu trang sử mới trong quan hệ láng giềng anh em.
Năm 2012, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao. Đây là dịp để hai nước nhìn lại quá trình lịch sử gắn bó giữa hai dân tộc. Trong suốt quá trình đó, Campuchia và Việt Nam đã kề vai sát cánh, đoàn kết, hợp tác, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ lẫn nhau, kể cả bằng xương máu của mình trong kháng chiến chống đế quốc vì độc lập dân tộc của mỗi nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau này.
Bài báo cho rằng đến nay, hai bên có thể tự hào với những gì kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước, vun đắp tình hữu nghị và phát triển quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của hai nước.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, trong đó có chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Quốc vương Sihamoni vào tháng 9-2012, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Somrin tháng 7-2012 và tháng 8-2014, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Samdech Hun Sen tháng 12-2013, chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 12-2011, chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 1-2014.
Tại các chuyến thăm và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn và đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới. Để thực hiện mục tiêu này, hai bên cam kết tiếp tục trao đổi đoàn các cấp; tích cực hợp tác trên mọi mặt, nhất là những mặt có thế mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho nhau phát huy lợi thế sẵn có và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015.
Hiện nay, Việt Nam có 126 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực trồng cây công nghiệp, khai khoáng, thăm dò, tìm kiếm và kinh doanh sản phẩm dầu khí, phát triển nguồn điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính.
Nhiều nhà đầu tư Việt Nam không những kinh doanh thành công ở Campuchia, mà còn giúp cải thiện đời sống và tạo việc làm cho người dân sở tại, góp phần vào công tác giảm nghèo tại Campuchia.
Đánh giá hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại Campuchia, Thủ tướng Samdech Hun Sen đã khẳng định “kinh tế Campuchia có được sự phát triển như hôm nay có đóng góp rất lớn của Việt Nam thông qua việc đầu tư, trao đổi thương mại”.
Bài báo cũng nêu rõ, hợp tác Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch phát triển mạnh. Hai nước dành nhiều suất học bổng cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh mỗi nước học tập tại nước kia.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã cử nhiều đoàn y, bác sĩ sang Campuchia khám bệnh miễn phí cho nhân dân Campuchia, nhất là người dân sinh sống ở các vùng biên giới hai nước.
Về hợp tác an ninh quốc phòng, bài báo cho rằng với đặc điểm "núi kề núi, sông liền sông", Campuchia và Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ, tích cực trao đổi thông tin, giải quyết tốt những vụ việc phát sinh trên biên giới; duy trì tuần tra trên biển; hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.
Thực hiện các Hiệp ước đã được lãnh đạo hai nước ký kết, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được hai bên phối hợp thực hiện trên tinh thần quan hệ hữu nghị đặc biệt. Hai bên đang cố gắng phấn đấu hoàn thành sớm công tác này, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Ngoài ra, là hai nước nằm trên bán đảo Đông Dương, thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia và Việt Nam luôn tăng cường hợp tác, gắn bó, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Hai nước luôn nỗ lực thúc đẩy hợp tác ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECs), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc (UN)…
Bài báo cũng nhắc lại những ấn tượng không quên của người dân Campuchia về những ngày tháng sống dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Từ địa ngục trần gian đó, các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng với các lực lượng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (nay là Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia) đưa dân tộc và nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Theo bài báo, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Samdech Heng Somrin khẳng định: "Chiến thắng 7-1-1979 đã chấm dứt thời kỳ đen tối nhất chưa từng có trong lịch sử Campuchia, mở ra trang sử mới, trong đó nhân dân Campuchia đã nhận lại quyền tự do, cơ hội khôi phục và xây dựng đất nước”.
Thủ tướng Samdech Hun Sen cũng nói: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì không có đất nước Campuchia ngày hôm nay”. Nhiều nhà lãnh đạo khác của Campuchia khẳng định nếu không có chiến thắng 7-1-1979 thì Campuchia không thể có những gì như ngày nay.
Công lao và sự hy sinh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả đó, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, các cựu quân tình nguyện Việt Nam, đã đóng góp cho tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.
Bải báo nêu rõ Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam là người bạn tin cậy của nhân dân Campuchia. Nhân dân Campuchia mãi mãi là người bạn láng giềng tốt, sát cánh bên cạnh nhân dân Việt Nam. Campuchia sẽ tiếp tục vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện láng giềng tốt đẹp Campuchia - Việt Nam”.
Thời gian tới, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni và sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, đồng thời với chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia lần này của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Campuchia tin tưởng chắc chắn rằng hai nước sẽ tiếp tục đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc và mong mỏi của nhân dân hai nước./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các lãnh đạo Campuchia  (23/12/2014)
Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế  (23/12/2014)
Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hợp tác  (23/12/2014)
Bế mạc Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (23/12/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thi đua phải cụ thể, thiết thực  (23/12/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay