Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thi đua phải cụ thể, thiết thực
23:33, ngày 23-12-2014
Chiều 23-12, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã họp phiên thứ 56, đánh giá kết quả công tác của Hội đồng năm 2014, xác định những nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 và cho ý kiến về Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì cuộc họp.
Dự họp có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các thành viên Hội đồng.
Đánh giá công tác của Hội đồng trong năm 2014 cho thấy công tác thi đua, khen thưởng đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phong trào thi đua ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn ở cả chiều rộng và chiều sâu, có nhiều đổi mới, sáng tạo, từng bước khắc phục tính hình thức.
Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua.
Các phong trào thi đua và các hoạt động tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các phong trào thi đua như “Tiến ra khơi xa”, “Vì chủ quyền biển an ninh biên giới, biển đảo”, “Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc”, “Giành ba đỉnh cao quyết thắng”... được các bộ, ngành, địa phương phát động đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" được nhân dân hưởng ứng với những việc làm cụ thể như hiến đất làm đường, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, tăng cường an ninh trật tự nông thôn...
Đến nay đã có 785 xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có những chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến.
Công tác khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chất lượng khen thưởng được nâng lên. Các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...
Việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tốt.
Năm 2014, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 448.610 tập thể, cá nhân, trong đó khen thưởng niên hạn trong lực lượng vũ trang chiếm 81,71% (366.539 trường hợp); khen thưởng kinh tế - xã hội thực hiện nhiệm vụ chính trị chiếm 6,36% (28.512 trường hợp); khen thưởng thành tích kháng chiến chiếm 10,57%, trong đó riêng phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" chiếm 9,07% (40.699 bà mẹ); khen thưởng cống hiến chiếm 0,95%; khen thưởng đột xuất, chuyên đề chiếm 0,35%...
Các thành viên đều đồng tình với báo cáo tổng kết của Hội đồng năm 2014 cũng như kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9.
Nhiều ý kiến đồng tình với việc tổ chức Đại hội với chủ đề “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020” vào quý 4-2015, ngay sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng các phong trào thi đua năm 2014 đã tạo động lực thực sự trong xã hội, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nhân dân, người người thi đua, nhà nhà thi đua.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, cần có phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh.
Trong số 2.000 đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9, cần có chỉ tiêu cứng về số lượng anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao công tác của Hội đồng trong năm qua. Thủ tướng nhấn mạnh mặc dù năm 2014, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhưng Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chủ quyền quốc gia được đảm bảo, đồng thời giữ được hòa bình hữu nghị với các nước, giữ được ổn định chính trị xã hội của đất nước, đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, các nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các phong trào thi đua đã mang tính động viên lớn, có nhiều đóng góp, tạo nên thành quả này.
Chỉ rõ năm 2015 là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, trong đó nổi bật là việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, bên cạnh những mặt thuận lợi, đất nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh đến các nhóm nhiệm vụ phải thực hiện cho được trong năm tới. Đó là nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, bao gồm những mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu tổng quát, đạt được kết quả cao nhất của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Cùng với đó, phải bảo đảm được chủ quyền quốc gia, giữ vững được hòa bình hữu nghị; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thuận xã hội. Những gì dân không hài lòng phải khắc phục cho bằng được, phải chăm lo cho lợi ích của người dân.
Thủ tướng cũng nêu rõ cần đẩy mạnh đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo môi trường hội nhập và phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thi đua phải thiết thực hướng đến Đại hội Đảng các cấp.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần đề ra chương trình thi đua cụ thể, việc khen thưởng phải kịp thời hơn.
Đề cập đến Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 tổ chức năm 2015, Thủ tướng thống nhất tổ chức vào trong quý 4-2014, nguyên tắc là sau Đại hội Đảng của tỉnh và trước Đại hội Đảng toàn quốc.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần tính toán thời điểm phù hợp. Hình thức tổ chức Đại hội phải sinh động, có tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội và điều quan trọng là phải chọn đúng điển hình. Các điển hình của tập thể, của đơn vị, cá nhân phải thực sự là những tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực./.
Dự họp có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các thành viên Hội đồng.
Đánh giá công tác của Hội đồng trong năm 2014 cho thấy công tác thi đua, khen thưởng đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phong trào thi đua ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn ở cả chiều rộng và chiều sâu, có nhiều đổi mới, sáng tạo, từng bước khắc phục tính hình thức.
Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua.
Các phong trào thi đua và các hoạt động tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các phong trào thi đua như “Tiến ra khơi xa”, “Vì chủ quyền biển an ninh biên giới, biển đảo”, “Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc”, “Giành ba đỉnh cao quyết thắng”... được các bộ, ngành, địa phương phát động đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" được nhân dân hưởng ứng với những việc làm cụ thể như hiến đất làm đường, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, tăng cường an ninh trật tự nông thôn...
Đến nay đã có 785 xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có những chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến.
Công tác khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chất lượng khen thưởng được nâng lên. Các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...
Việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tốt.
Năm 2014, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 448.610 tập thể, cá nhân, trong đó khen thưởng niên hạn trong lực lượng vũ trang chiếm 81,71% (366.539 trường hợp); khen thưởng kinh tế - xã hội thực hiện nhiệm vụ chính trị chiếm 6,36% (28.512 trường hợp); khen thưởng thành tích kháng chiến chiếm 10,57%, trong đó riêng phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" chiếm 9,07% (40.699 bà mẹ); khen thưởng cống hiến chiếm 0,95%; khen thưởng đột xuất, chuyên đề chiếm 0,35%...
Các thành viên đều đồng tình với báo cáo tổng kết của Hội đồng năm 2014 cũng như kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9.
Nhiều ý kiến đồng tình với việc tổ chức Đại hội với chủ đề “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020” vào quý 4-2015, ngay sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng các phong trào thi đua năm 2014 đã tạo động lực thực sự trong xã hội, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nhân dân, người người thi đua, nhà nhà thi đua.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, cần có phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh.
Trong số 2.000 đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9, cần có chỉ tiêu cứng về số lượng anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao công tác của Hội đồng trong năm qua. Thủ tướng nhấn mạnh mặc dù năm 2014, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhưng Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chủ quyền quốc gia được đảm bảo, đồng thời giữ được hòa bình hữu nghị với các nước, giữ được ổn định chính trị xã hội của đất nước, đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, các nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các phong trào thi đua đã mang tính động viên lớn, có nhiều đóng góp, tạo nên thành quả này.
Chỉ rõ năm 2015 là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, trong đó nổi bật là việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, bên cạnh những mặt thuận lợi, đất nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh đến các nhóm nhiệm vụ phải thực hiện cho được trong năm tới. Đó là nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, bao gồm những mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu tổng quát, đạt được kết quả cao nhất của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Cùng với đó, phải bảo đảm được chủ quyền quốc gia, giữ vững được hòa bình hữu nghị; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thuận xã hội. Những gì dân không hài lòng phải khắc phục cho bằng được, phải chăm lo cho lợi ích của người dân.
Thủ tướng cũng nêu rõ cần đẩy mạnh đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo môi trường hội nhập và phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thi đua phải thiết thực hướng đến Đại hội Đảng các cấp.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần đề ra chương trình thi đua cụ thể, việc khen thưởng phải kịp thời hơn.
Đề cập đến Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 tổ chức năm 2015, Thủ tướng thống nhất tổ chức vào trong quý 4-2014, nguyên tắc là sau Đại hội Đảng của tỉnh và trước Đại hội Đảng toàn quốc.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần tính toán thời điểm phù hợp. Hình thức tổ chức Đại hội phải sinh động, có tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội và điều quan trọng là phải chọn đúng điển hình. Các điển hình của tập thể, của đơn vị, cá nhân phải thực sự là những tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực./.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong các trường đại học ngành nghệ thuật Việt Nam  (23/12/2014)
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong các trường đại học ngành nghệ thuật Việt Nam  (23/12/2014)
Quân ủy Trung ương gửi lời cảm ơn tới nhân dân và bạn bè quốc tế  (23/12/2014)
Nhiều nước kỷ niệm trọng thể ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam  (23/12/2014)
Tăng quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Venezuela  (23/12/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng  (23/12/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay