Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Giao thông - Vận tải phải thực hiện lời hứa
Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Cơ cấu vận tải chưa hợp lý
Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) về cơ cấu vận tải hiện nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hiện cơ cấu vận tải về cả tỷ trọng và phương thức cơ cấu đều chưa hợp lý. Vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế trong khi vận tải đường sắt thấp và vận tải đường thủy nội địa là phương thức có giá cả hợp lý hơn thì vẫn chưa tăng.
Bộ trưởng nêu rõ mỗi phương thức vận tải đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đường bộ có tính ưu việt là cơ động cao, nhưng giá thành cao lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Vận tải thủy nội địa và đường biển thích hợp vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng, chi phí vận tải thấp, tuy nhiên lại phụ thuộc vào luồng tuyến và thời gian vận chuyển không nhanh.
Vận tải đường sắt phù hợp với vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, giá thành thấp nhưng tính cơ động không cao, nhất là kết nối giữa các phương thức không tốt. Vận tải hàng không có ưu điểm vận chuyển nhanh, phù hợp với vận chuyển hàng hóa có giá trị cao, nhưng không thể vận chuyển khối lượng lớn và chi phí vận tải cao.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, theo chiến lược phát triển vận tải đã được Thủ tướng phê duyệt thì sắp tới thực hiện tái cơ cấu ngành giao thông vận tải, trong đó mục tiêu ngành đưa ra là phát triển thị trường vận tải theo hướng tăng thị phần vận tải đường biển, thủy nội địa, giảm thị phần vận tải ô tô, đặc biệt là trên các tuyến giao thông vận tải hành lang chính, đặc biệt là giảm chi phí vận tải.
Giải quyết căn bản tình trạng xe quá tải trọng
Giải đáp băn khoăn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) về kiểm soát tải trọng phương tiện, Bộ trưởng cho biết, đây là một trong những giải pháp thức hiện tái cơ cấu toàn diện, triệt để của ngành giao thông - vận tải, góp phần phát triển hài hòa các phương thức vận tải. Bộ trưởng khẳng định nếu kiểm soát được chặt chẽ tải trọng các phương tiện trên đường bộ, chắc chắn thị trường vận tải đường bộ, giá vận tải đường bộ sẽ trở về đúng giá trị thực.
Bộ trưởng cho biết để kiểm soát tải trọng và phương thức giao thông - vận tải có nhiều giải pháp, việc kiểm soát tải trọng phương tiện chỉ là một trong những giải pháp ngành sẽ thực hiện và tin tưởng đến năm 2015 tình trạng xe quá tải trọng sẽ được giải quyết căn bản.
Về câu hỏi của đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) về bảo đảm chất lượng công trình, cụ thể là quốc lộ 51, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và triển khai quyết liệt để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.
Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Giao thông - Vận tải thực hiện lời hứa
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng phải thực hiện cho được những cam kết trước Quốc hội, kể cả những lời hứa cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nếu Bộ trưởng không thực hiện được, phải báo cáo lại trước cử tri và Quốc hội. Thông qua trả lời chất vấn của Bộ trưởng, cử tri tương đối hài lòng, Quốc hội mong rằng Bộ trưởng tiếp tục làm tốt và cuối năm sau có báo cáo trước Quốc hội về những lời hứa này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong phiên trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Đinh La Thăng, ý kiến của các đại biểu đặt thẳng vấn đề, rất ngắn gọn, rõ ràng.
Bộ trưởng đã đi thẳng vào làm rõ vấn đề và đưa ra được các giải pháp cũng như đưa ra cam kết quyết đoán ngay tại phiên chất vấn với tinh thần đã nói là làm, hứa thì phải thực hiện. Đây không phải chỉ hứa với đại biểu Quốc hội mà hứa với đồng bào cử tri của cả nước. Trong số đó có cam kết cuối năm sau vượt kế hoạch 1 năm đối với đường Quốc lộ 1A; cam kết đường sắt Hà Nội - Hà Đông bảo đảm an toàn; cam kết đường nông thôn đến xã, cầu treo đến vùng khó khăn theo đúng kế hoạch của Bộ trưởng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, giao thông - vận tải là huyết mạch của kinh tế và đời sống xã hội nên Đảng ta coi đây là khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Giao thông - vận tải cũng là sự kết nối giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không; mạng giao thông nông thôn địa bàn nông thôn, địa bàn huyện, liên huyện, địa bàn tỉnh, liên tỉnh, địa bàn quốc gia và có liên kết với quốc tế. Tính hệ trọng của giao thông là như vậy và không có giao thông thì kinh tế không phát triển.
Vì vậy, Quốc hội yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải rà soát lại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã có trên tinh thần nếu cần thì điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện định hướng này.
Trên cơ sở quy hoạch có sơ đồ, giải pháp để kêu gọi đầu tư bảo đảm đúng tiến độ; mở rộng đầu tư trong nước và quốc tế kết hợp với đầu tư quốc tế ở đường không, đường thủy, đường bộ, liên quốc gia để hình thành mạng lưới kết nối giữa Việt Nam và các nước; có nhiều biện pháp sáng tạo, đổi mới để thúc đẩy đầu tư bảo đảm theo kế hoạch.
Liên quan đến phát triển hệ thống giao thông, Quốc hội đề nghị Bộ trưởng tính toán sơ đồ tài chính phù hợp với các chiến lược quy hoạch. Đồng thời, tập trung tất cả các nguồn lực trong nước và ngoài nước, doanh nghiệp, nhà nước liên kết với quốc tế để sớm thực hiện chiến lược này một cách tốt hơn.
Đặc biệt, Quốc hội yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải cần quan tâm đến chất lượng đầu tư, bảo đảm giá thành hợp lý và phát huy hiệu quả; tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngay cả quy hoạch, dự án, thiết kế, dự toán để bảo đảm chất lượng vì hiệu quả của mỗi con đường, công trình đều gắn với hiệu quả kinh tế của đất nước.
Tiếp đó, ngành giao thông - vận tải phải dứt khoát và tiếp tục giảm tai nạn giao thông. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cũng cần xem xét đánh giá hiệu quả của vận tải, kinh doanh vận tải để xây dựng cơ cấu hợp lý trong các ngành kinh tế - vận tải từ đó phát triển kết cấu hạ tầng mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của đất nước về vận tải; có nhiều biện pháp tích cực để nâng chất lượng phục vụ vận tải.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp trong lĩnh vực của ngành để nâng cao chất lượng kinh doanh hiện nay./.
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức: Trường hợp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng  (19/11/2014)
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức: Trường hợp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng  (19/11/2014)
Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ tám  (19/11/2014)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng  (19/11/2014)
U-crai-na sau bầu cử vẫn ở thế “kẹt”?  (19/11/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên