Hội nghị Cấp cao G20 bàn thảo nhiều vấn đề kinh tế quan trọng
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Abbott cho biết Hội nghị cấp cao G20 lần này muốn gửi tới thông điệp rằng các chính phủ có thể hoạch định và thực hiện chương trình kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Đó cũng là điều thế giới kỳ vọng vào Nhóm G20.
Theo kế hoạch, Hội nghị sẽ thảo luận nhằm tìm ra biện pháp giải quyết các thách thức toàn cầu, với mục tiêu nổi bật là nâng tốc độ tăng trưởng của khối G20 lên ít nhất 2% so với hiện nay trong vòng 5 năm tới.
Đây sẽ là một bước phát triển quan trọng, giúp tăng thêm hơn 2.000 tỷ AUD cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới.
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận Chương trình Hành động Brisbane nhằm đề ra những hành động cụ thể trong ngắn hạn và trung hạn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng.
Những hành động này cũng sẽ cần được cụ thể hóa tới từng quốc gia thành viên và G20 là thời điểm thế giới mong đợi các quốc gia đưa ra kế hoạch chi tiết.
Chiến lược tăng trưởng của G20 sẽ bao gồm cải cách cả về kinh tế vĩ mô và cấu trúc phù hợp với từng nước; tăng cường đầu tư có chất lượng vào cơ sở hạ tầng; cắt giảm rào cản thương mại; thúc đẩy cạnh tranh; tăng cường tạo việc làm.
G20 cũng sẽ thảo luận vấn đề phục hồi kinh tế toàn cầu với một số nội dung thảo luận bao gồm: cải cách quy định tài chính; hiện đại hóa hệ thống thuế quốc tế; cải cách các thể chế toàn cầu; đẩy mạnh phục hồi thị trường năng lượng; các biện pháp củng cố hệ thống trao đổi thương mại toàn cầu; và chống tham nhũng.
Liên quan đến dịch bệnh Ebola tại Tây Phi, dù đây không phải là một chủ đề trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng dự kiến các nguyên thủ quốc gia sẽ thảo luận tìm cách đối phó tốt nhất nhằm ngăn chặn virus chết người này lây lan.
Về vấn đề biến đối khí hậu, một số lãnh đạo G20 mong muốn thảo luận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên hợp quốc tại Paris (Pháp) vào năm 2015, tuy nhiên Australia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abbott phản đối đề nghị này.
Ngoài ra, vấn đề cải cách Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự chính thức.
Nhằm đảm bảo an ninh cho hội nghị, Australia đã triển khai hơn 6.000 cảnh sát, 900 binh sỹ thuộc Lực lượng Quốc phòng Australia.
Ngoài ra, 1.000 binh sỹ được đặt trong tư thế sẵn sàng triển khai, chưa kể máy bay trực thăng giám sát an ninh và nhiều hình thức, phương tiện bảo đảm an ninh khác.
Thống kê sơ bộ của Chính phủ Australia cho thấy nước này đã chi khoảng 100 triệu AUD cho công tác an ninh hội nghị./.
Cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và rượu bia  (15/11/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn thúc đẩy hơn nữa với Nga  (15/11/2014)
Đoàn tàu Hải quân Việt Nam thăm các nước Đông Nam Á  (15/11/2014)
"Đảo Ngọc" Phú Quốc chính thức được công nhận là đô thị loại 2  (15/11/2014)
Hội thảo khoa học về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông tại Hàn Quốc  (15/11/2014)
Cyprus cam kết ủng hộ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU  (15/11/2014)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay