Tổng thư ký IPU đánh giá cao kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam
23:26, ngày 11-11-2014
Việt Nam đã có những đóng góp mạnh mẽ trong các hoạt động của IPU, nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nghị viện thành viên trên thế giới. Đó là nhận định của Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong trong buổi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổng thư ký IPU cho biết ông rất ấn tượng trước những bước tiến của Quốc hội Việt Nam trong 30 năm qua.
Qua việc thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển các hoạt động của Quốc hội Việt Nam, ông nhận thấy Việt Nam đã có sự đổi thay tuyệt vời khiến nhiều người thán phục.
Cụ thể, từ những năm 90 của thế kỷ trước, tính đại diện trong Quốc hội Việt Nam được thể hiện rõ.
Nhiều đạo luật quan trọng đã được ban hành, trong đó có Hiến pháp sửa đổi 1992, nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp, pháp luật.
Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp, pháp luật, kiểm tra sự chỉ đạo, điều hành của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Cũng theo ông Chungong, kể từ thời điểm cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam năm 1946 đến nay, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm thành công có thể chia sẻ với các nghị viện trên thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công, Quốc hội Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa kinh nghiệm của Quốc hội các nước tiên tiến để ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trong thế kỷ 21, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, Quốc hội Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển thể chế một cách tốt hơn.
Về đóng góp của Quốc hội Việt Nam đối với hoạt động của IPU, Tổng thư ký Chungong cho rằng kể từ khi gia nhập IPU hồi những năm 70 của thế kỷ trước, Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp mạnh mẽ trong các hoạt động chung của IPU và nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nghị viện thành viên.
Việt Nam cũng đã nhiều lần nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong IPU, trong Hội đồng điều hành - cơ quan hàng đầu của IPU, và được bầu làm Phó Chủ tịch IPU.
Quốc hội Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch nhóm địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương, nhóm ASEAN+3 trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU.
Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực và là thành viên có trách nhiệm trong mọi hoạt động vì các mục tiêu của IPU như thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới, thúc đẩy vai trò và quyền của phụ nữ, trẻ em.
Cũng theo ông Chungong, nhờ có nhiều đóng góp cho hoạt động của IPU, Quốc hội Việt Nam không chỉ có thêm nhiều kinh nghiệm và còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 132 sẽ tạo diễn đàn quan trọng để các nghị sỹ, các nghị viện thành viên trao đổi về chiến lược phát triển hậu 2015 mà cả thế giới đang chú trọng; đồng thời nâng cao tiếng nói của nhóm các quốc gia châu Á trong Liên minh Nghị viện Thế giới.
Việc thành lập trang web tiếng Việt để cung cấp thông tin về IPU-132, đặc biệt tới đây còn có thêm các bản tiếng nước ngoài, sẽ giúp cho các đại biểu thế giới hiểu rõ những bước phát triển mới tại Việt Nam, những bước tiến trong hoạt động nghị viện của Quốc hội Việt Nam.
Ông Chungong cho biết tuy ông không trực tiếp làm việc với Ban tổ chức IPU-132, nhưng qua đánh giá của các đồng nghiệp phụ trách phối hợp với Việt Nam, ông hoàn toàn tin tưởng Việt Nam đang làm rất tốt công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đồng sắp tới, không chỉ về các vấn đề hậu cần mà cả các nội dung và chủ đề thảo luận./.
Qua việc thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển các hoạt động của Quốc hội Việt Nam, ông nhận thấy Việt Nam đã có sự đổi thay tuyệt vời khiến nhiều người thán phục.
Cụ thể, từ những năm 90 của thế kỷ trước, tính đại diện trong Quốc hội Việt Nam được thể hiện rõ.
Nhiều đạo luật quan trọng đã được ban hành, trong đó có Hiến pháp sửa đổi 1992, nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp, pháp luật.
Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp, pháp luật, kiểm tra sự chỉ đạo, điều hành của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Cũng theo ông Chungong, kể từ thời điểm cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam năm 1946 đến nay, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm thành công có thể chia sẻ với các nghị viện trên thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công, Quốc hội Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa kinh nghiệm của Quốc hội các nước tiên tiến để ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trong thế kỷ 21, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, Quốc hội Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển thể chế một cách tốt hơn.
Về đóng góp của Quốc hội Việt Nam đối với hoạt động của IPU, Tổng thư ký Chungong cho rằng kể từ khi gia nhập IPU hồi những năm 70 của thế kỷ trước, Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp mạnh mẽ trong các hoạt động chung của IPU và nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nghị viện thành viên.
Việt Nam cũng đã nhiều lần nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong IPU, trong Hội đồng điều hành - cơ quan hàng đầu của IPU, và được bầu làm Phó Chủ tịch IPU.
Quốc hội Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch nhóm địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương, nhóm ASEAN+3 trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU.
Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực và là thành viên có trách nhiệm trong mọi hoạt động vì các mục tiêu của IPU như thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới, thúc đẩy vai trò và quyền của phụ nữ, trẻ em.
Cũng theo ông Chungong, nhờ có nhiều đóng góp cho hoạt động của IPU, Quốc hội Việt Nam không chỉ có thêm nhiều kinh nghiệm và còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 132 sẽ tạo diễn đàn quan trọng để các nghị sỹ, các nghị viện thành viên trao đổi về chiến lược phát triển hậu 2015 mà cả thế giới đang chú trọng; đồng thời nâng cao tiếng nói của nhóm các quốc gia châu Á trong Liên minh Nghị viện Thế giới.
Việc thành lập trang web tiếng Việt để cung cấp thông tin về IPU-132, đặc biệt tới đây còn có thêm các bản tiếng nước ngoài, sẽ giúp cho các đại biểu thế giới hiểu rõ những bước phát triển mới tại Việt Nam, những bước tiến trong hoạt động nghị viện của Quốc hội Việt Nam.
Ông Chungong cho biết tuy ông không trực tiếp làm việc với Ban tổ chức IPU-132, nhưng qua đánh giá của các đồng nghiệp phụ trách phối hợp với Việt Nam, ông hoàn toàn tin tưởng Việt Nam đang làm rất tốt công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đồng sắp tới, không chỉ về các vấn đề hậu cần mà cả các nội dung và chủ đề thảo luận./.
Việt Nam - Lào - Campuchia trao đổi kinh nghiệm về kiểm toán  (11/11/2014)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN  (11/11/2014)
Phát biểu của Chủ tịch nước tại phiên họp thứ nhất với nội dung “Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực"  (11/11/2014)
Đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng dân số biển, đảo và ven biển  (11/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên