Huyện Hướng Hóa sau 3 năm xây dựng nông thôn mới
Khởi sắc, nhưng chưa đều khắp…
Những năm qua, kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2013 đạt 14,8%/năm. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và bền vững, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn từng bước được tăng cường. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nông dân ngày càng đáp ứng yêu cầu của bà con. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế vùng nông thôn có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội cơ bản bảo đảm. Công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 3% - 5%, nhờ đó, bộ mặt nông thôn, làng bản ngày một khởi sắc.
Căn cứ Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, huyện Hướng Hóa có 2/20 xã đạt trên 10 tiêu chí, 14/20 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí và 4/20 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt từ 1 - 2 tiêu chí/năm; 100% số xã hoàn thành tiêu chí quy hoạch. Nhiều xã đạt các tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội, điện (hệ thống điện và tỷ lệ hộ sử dụng điện), bưu điện. Các tiêu chí về thủy lợi, chợ nông thôn, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa,… cũng cơ bản hoàn thành.
Quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 08-5-2013, của Ban Chấp hành Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, huyện Hướng Hóa đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đã có sự chuyển biến tích cực ở một số ngành, đơn vị đi đầu trong thực hiện chương trình, như: Ban Chỉ huy quân sự huyện, Huyện đoàn, Hội Cựu chiến binh…
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn còn chậm. Một số sản phẩm nông nghiệp chất lượng chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp. Phần lớn các xã còn lúng túng trong việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hệ thống đường giao thông nông thôn nhiều nơi chưa đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ nhựa hóa, bê-tông hóa và cứng hóa thấp, chỉ đạt 14,5%. Hệ thống thủy lợi chỉ thực hiện được ở một số xã có diện tích lúa nước. Các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, nhiều xã chưa quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Mặc dù chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo trong những năm qua đã góp phần xóa nhà tạm, dột nát cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do nguồn vốn hỗ trợ thấp nên đến nay, tỷ lệ nhà ở dân cư chưa đạt chuẩn còn cao. Vấn đề đáng quan tâm khác, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chỉ đạt 16,7 triệu đồng/người/năm (tính chung cả 2 thị trấn). Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 21,39%. Số lao động có việc làm thường xuyên ở khu vực nông thôn còn thấp. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, nhất là các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở các xã còn thiếu. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu là các trường hợp thuộc diện chính sách, như: trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số. Công tác quản lý môi trường khu vực nông thôn chưa được chú trọng, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp.
Một số ban, ngành chưa nắm bắt thông tin, cập nhật tình hình để phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các xã triển khai thực hiện chương trình. Một số địa phương còn xem đây là công việc của chính quyền. Đảng ủy, chính quyền một số xã chưa quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Hầu hết các xã đều gặp khó khăn, trở ngại khi thực hiện một số tiêu chí, như: chợ nông thôn, giao thông, thủy lợi, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường…
Một số giải pháp trước mắt
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hướng Hóa xác định: cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tổ chức tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ biến và nhân rộng đến toàn thể nhân dân trong huyện. Cán bộ, đảng viên gương mẫu tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương nơi công tác và nơi cư trú. Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, ký cam kết thi đua bằng những nội dung, việc làm cụ thể, thiết thực. Việc quy hoạch, triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch cần phát huy dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng để nhân dân được biết và thực hiện. Quy hoạch nông thôn mới phải trên cơ sở kế thừa các quy hoạch trước đó, vừa phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương, vừa phù hợp với quy hoạch chung của huyện, đồng thời gắn liền với tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, huyện Hướng Hóa cũng xác định việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, các thiết chế văn hóa, thể thao, viễn thông,… cần được ưu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực trong nhân dân, vốn vay, vốn của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác, kết hợp sử dụng, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, trong đó, ưu tiên phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Bảo tồn và phát triển các ngành, nghề truyền thống, các loại hình dịch vụ. Tăng cường công tác khuyến nông - khuyến lâm, tích cực phòng, chống dịch bệnh, mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, chú trọng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới với tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định tình hình nông thôn, biên giới. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động của mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đối với công tác xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành xuyên suốt sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ngay tại cơ sở. Phân công, bố trí cán bộ theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng nông thôn mới đối với từng địa bàn cụ thể./.
Tọa đàm khoa học: “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam - Giải pháp chính sách giai đoạn 2015 - 2020”  (07/11/2014)
Tọa đàm khoa học: “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam - Giải pháp chính sách giai đoạn 2015 - 2020”  (07/11/2014)
Giải pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ In-đô-nê-xia  (07/11/2014)
Nga xác nhận không tham dự Hội nghị An ninh hạt nhân 2016  (06/11/2014)
Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm quản lý công chức  (06/11/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam