Fitch nâng hạng tín nhiệm Việt Nam
Cũng theo thông báo này, mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành của Việt Nam đối với các trái phiếu không bảo đảm bằng đồng nội tệ và ngoại tệ cũng được nâng từ mức “B+” lên mức “BB-”. Triển vọng dài hạn ở mức ổn định.
Mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia được nâng từ mức “B+” lên mức “BB-” và chỉ số IDR bằng ngoại tệ ngắn hạn duy trì ở mức “B”.
Fitch giải thích việc nâng bậc tín nhiệm Việt Nam là do tình hình kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; tăng trưởng GDP tiếp tục duy trì ở mức khả quan trung bình khoảng 5,6% trong 3 năm so với mức trung bình 3,7% của hạng ‘BB’; lạm phát tính đến tháng 10-2014 là 3,2%, giảm so với mức trung bình 6,6% năm 2013; tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của Việt Nam cũng cao hơn so với các quốc gia khác.
Fitch cũng cho rằng, cán cân thanh toán được cải thiện: Ổn định kinh tế vĩ mô đã tạo nên bước ngoặt đối với tình trạng cán cân thanh toán, từ mức thâm hụt 3,7% năm 2010 lên mức thặng dư được dự báo đạt khoảng 4,1% năm 2014.
Mức thặng dư cán cân thanh toán vãng lai cho năm thứ 4 liền kề được hỗ trợ bởi tăng trưởng xuất khẩu và kiều hối lớn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) duy trì ổn định với mức trung bình 4,5% so với GDP giai đoạn 2011-2013 đã đóng góp vào thặng dư cán cân thanh toán và tăng lượng tích lũy dự trữ ngoại hối. Nợ nước ngoài ròng (net external debt) chiếm 14% GDP, thấp hơn một chút so với mức trung bình khoảng 16% của các quốc gia xếp loại ‘BB’ khác.
Mức triển vọng xếp hạng tín nhiệm được đánh giá là ổn định, thể hiện Fitch nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì ổn định và điều này sẽ là yếu tố tích cực đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia.
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia càng cao thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng thấp./.
Cơ quan bộ sẽ không đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp  (03/11/2014)
Không khống chế chi tiếp thị, quảng cáo  (03/11/2014)
Quốc hội tiếp tục công tác xây dựng pháp luật  (03/11/2014)
Quốc hội tiếp tục công tác xây dựng pháp luật  (03/11/2014)
Nga công nhận kết quả bầu cử tại Lugansk và Donesk  (03/11/2014)
Kiện toàn Phân ban hợp tác Việt Nam - Myanmar  (03/11/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên