Mục lục Tạp chí Cộng sản số 805 (11-2009)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Lê Hồng Anh - Đảng bộ Công an Trung ương quán triệt và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong lực lượng Công an nhân dân đã chuyển trọng tâm từ học tập sang làm theo với nhiều nội dung phong phú, sâu sắc, toàn diện, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong toàn ngành, từng bước góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.
Phạm Thị Hải Chuyền - Hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Nghị quyết Trung ương 5 khóa X nhấn mạnh: "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng". Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát phải được tăng cường cả về nhận thức và tổ chức thực hiện.
Sơn Phước Hoan - Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập và phát triển
Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những tiến bộ rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiện vẫn gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Bùi Ngọc Chưởng - Ph.Ăng-ghen với C.Mác và chủ nghĩa Mác - Lê-nin
Cống hiến khoa học của Ph.Ăng-ghen nói riêng, học thuyết Mác nói chung là khoa học thực sự, cách mạng triệt để, là chân lý thời đại nên có sức sống mãnh liệt. Từ khi hình thành, phát triển và được xác lập vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống các tư tưởng, quan điểm và những quy luật kinh tế - xã hội mà hệ thống khoa học đó phát hiện ngày càng được chứng minh bằng thực tiễn, được thừa nhận rộng rãi và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của giai cấp công nhân thế giới.
Đặng hữu Toàn - Giá trị lịch sử toàn cầu và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, tại nước Nga, một cuộc cách mạng "chưa từng có" trong thế kỷ XX đã nổ ra và giành thắng lợi - Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó không chỉ là cuộc cách mạng mở đầu "một sự nghiệp mới mẻ" - "sự nghiệp sáng tạo ra một kiểu chế độ nhà nước xưa nay chưa từng có" mà còn là cuộc cách mạng "mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới".
Nguyễn Hùng Hậu - Từ triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè và các dân tộc ưa chuộng hòa bình trên khắp năm châu ca ngợi về sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét tinh hoa trên thế giới. Sự kết hợp này được thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của Người.
Nguyễn Văn Thanh - Đương đầu với khủng hoảng - một vài suy nghĩ
Ngày 31-3-2009, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cho thấy, kinh tế thế giới năm nay có thể tăng trưởng thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. GDP của nhiều nước phát triển sẽ tăng trưởng âm trong năm nay như GDP của Mỹ âm 2,4%, GDP của Nhật Bản giảm 5,3%. Trước tình hình ngày một nghiêm trọng của tài chính và kinh tế thế giới, Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Luân-đôn (ngày 2-4-2009) đã quyết định bơm thêm 1.100 tỉ USD vào hệ thống tài chính thế giới, kiểm soát chặt chẽ các "thiên đường thuế", cam kết xây dựng một nền kinh tế Xanh và bền vững.
Phạm Minh Chính - Bàn thêm về kế hoạch tiếp tục kích thích kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Để chống đỡ sức tàn phá khủng khiếp của “cơn bão” khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế thế giới thời gian qua, một trong những giải pháp được hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) áp dụng là gói kích cầu, hay nói chính xác hơn phải là kích thích kinh tế. Nhờ vậy, cho đến nay, kinh tế thế giới đã xuất hiện những tín hiệu tích cực trên nhiều lĩnh vực, kinh tế Việt Nam cũng đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong quá trình hồi phục. Một bài toán đang được đặt ra: Có nên dừng lại, hay duy trì các gói kích thích kinh tế đang thực hiện, hoặc tiếp tục bổ sung thêm các gói kích thích mới? Điều này thu hút sự quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả các doanh nghiệp và người dân. Tham gia đóng góp ý kiến vào vấn đề này, bài viết xin gợi mở một số suy ngẫm.
Trần Du Lịch - Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội: Thành tựu và những vấn đề đang đặt ra
Nếu tính từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (năm 1991) đến nay, có thể thấy các nghị quyết của Đảng đều quán xuyến quan điểm: Gắn các vấn đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo (được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5-2002), đều thể hiện rất rõ quan điểm gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong bài toán phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khoảng cách giữa mục tiêu và chính sách cụ thể; cũng như đang tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết.
Hồ Văn Vĩnh - Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, hơn nữa, nhân lực là vấn đề con người, giải quyết vấn đề nhân lực không chỉ là vấn đề kinh tế, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội rất tế nhị và phức tạp.
Chu Thái Thành - Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc. Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhịp sống mới và vượt qua những thách thức mới. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong việc bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Vũ Thị Phương Mai - Suy nghĩ về định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XXI
Nhiều năm qua, giáo dục đại học nước ta vẫn loay hoay tìm lời giải bài toán: làm thế nào để vừa nâng cao chất lượng đào tạo đại học, kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa bắt kịp và phù hợp với trình độ cũng như xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới? Bài viết này là trăn trở của tác giả với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc đổi mới giáo dục đại học phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Huỳnh Văn Tí - Bình Thuận huy động mọi nguồn lực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch Bình Thuận được biết đến kể từ sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995 với địa danh Mũi Né - Phan Thiết. Sau gần 15 năm hình thành và phát triển, du lịch Bình Thuận đã từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn dân đang từng bước thúc đẩy “ngành công nghiệp không khói” này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Huỳnh Phong Tranh - Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là những loại nông đặc sản có ưu thế như cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa quả cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Lợi thế, tiềm năng đó đang dần được tỉnh khai thác một cách căn cơ, bài bản.
Trương Văn Sáu - Những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; khai thác tốt các lợi thế, phát triển ổn định và bền vững. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2008 đạt 9,52%; trong đó khu vực I tăng 5,65%, khu vực II tăng 16,68% và khu vực III tăng 11,52% .
Nguyễn Đức Hải - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam: Nhìn lại sau 12 năm
Sau khi được tái lập (năm 1997), Quảng Nam mới chỉ là một tỉnh nông nghiệp thuần túy, nếu không muốn nói là nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 mới chỉ đạt 607,3 tỉ đồng, bằng chưa đầy 1/2 giá trị sản xuất nông nghiệp (1.353,6 tỉ đồng theo giá so sánh năm 1994). Để đánh giá đúng sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam trong 12 năm qua phải đặt tỉnh trong bối cảnh cụ thể là một tỉnh duyên hải miền Trung với những khó khăn, thuận lợi về mặt địa lý - kinh tế, văn hóa - xã hội và xuất phát điểm về phát triển.
Phạm Xuân Hằng - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng lãnh đạo đã mở ra cơ hội để các thành viên trong hệ thống chính trị các cấp, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng bước tham gia xây dựng đời sống dân chủ và phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội để góp phần vào sự vững mạnh của Đảng và chính quyền nhân dân.
Nguyễn Quang Điệp - Phát huy sức mạnh tổng hợp đưa Móng Cái thành điểm sáng nơi biên giới
Với vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Móng Cái đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mình, từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa Móng Cái trở thành một điểm sáng nơi địa đầu biên giới của Tổ quốc.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Lê Văn Cương - Sự phục hưng của nước Nga: Dự báo trong 15 - 20 năm tới
Nga là một nước lớn xét về mọi phương diện; đã, đang và sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trên chính trường thế giới. Do đó, sự phát triển của Nga (hưng thịnh hay suy vong) luôn lôi cuốn sự chú ý của các chính khách, các học giả nhiều nước trên thế giới, nhất là các cường quốc, các nước láng giềng và bạn bè xa gần của Nga.
Nguyễn An Ninh - Các đảng Cộng sản và cánh tả với sứ mệnh bảo vệ người lao động trong khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay như một thử thách với mọi nền kinh tế và mọi tổ chức chính trị - xã hội. Người ta thấy được những giới hạn của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển, thấy được ai là đồng minh với người lao động trong thời kỳ khủng hoảng. Phản ánh các nỗ lực của các đảng cộng sản chưa cầm quyền và các đảng cánh tả trên thế giới trong cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, chỉ ra những hiệu quả chính trị - xã hội tích cực từ các nỗ lực ấy.
Lê Thị Vân Hạnh - Đánh giá và trả lương dựa trên thực thi công việc: Kinh nghiệm của các nước OECD
Sự “bao trùm dài hạn” của phương thức trả lương chung cho nhiều đối tượng lao động trong khu vực nhà nước theo ngạch, bậc dẫn đến sự “thích nghi” lâu dài đối với hệ thống trả lương truyền thống này. Tăng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên” mà không căn cứ vào chất lượng thực thi công việc dẫn đến tình trạng thực thi trung bình phổ biến và rất khó cải thiện trong khu vực nhà nước. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong việc tạo nên những thay đổi quan trọng trong quản lý thực thi và khuyến khích lao động thông qua mô hình đánh giá và trả lương dựa trên kết quả thực thi.
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
- Hiệp định thương mại tự do
Thông cáo số 12 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (05/11/2009)
Chuyến thăm “tái khởi động” quan hệ Anh - Nga  (04/11/2009)
Cần những giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin  (04/11/2009)
Nhiệm vụ bất khả thi  (04/11/2009)
Thái Bình phát triển kinh tế biển gắn với giải quyết an sinh xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo  (04/11/2009)
Làm thế nào để người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam  (04/11/2009)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam