Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore
Nhận định về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Danh dự cấp cao, cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong từ ngày 23 đến ngày 26-9, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Trần Hải Hậu cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ chiến lược Việt Nam - Singapore.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore, Đại sứ Trần Hải Hậu nhấn mạnh Bộ trưởng Goh Chok Tong tới Việt Nam lần này với tư cách là khách mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Singapore đến Việt Nam trong năm 2014, tiếp theo các chuyến thăm của Tổng thống Tony Tan Keng Yam năm 2012 và Thủ tướng Lý Hiển Long năm 2013.
Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam - Singapore đã có những bước nhảy vọt cả về lượng và chất trên mọi lĩnh vực. Điều đó thể hiện rõ qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao của nguyên thủ hai nước; lãnh đạo các bộ, ngành hai bên cũng thường xuyên thăm gặp gỡ, trao đổi, hợp tác.
Các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng của hai nước được duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả.
Đại sứ cho biết chỉ trong vòng 3 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore vào Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục với vốn đăng ký từ 23 tỷ USD năm 2011 lên hơn 30 tỷ USD hiện nay.
Hợp tác kinh tế, thương mại song phương không ngừng phát triển với mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua đạt 12,7%/năm. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 14,9 tỷ SGD (tương đương 12 tỷ USD) năm 2011 lên 17,4 tỷ SGD (khoảng 13,9 tỷ USD) năm 2013.
Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng gần gấp 2 lần, từ 2 tỷ SGD năm 2011 lên hơn 3,8 tỷ SGD năm 2013.
Đặc biệt, trong năm 2014 - năm đầu tiên thực hiện mối quan hệ đối tác chiến lược, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Singapore đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Singapore, trong 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 12 tỷ SGD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt gần 2,3 tỷ SGD, tăng 27%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 9,5 tỷ SGD, tăng 23%.
Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai bên có tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Hiện Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Singapore còn rất lớn.
Hai nước đã phối hợp và hợp tác tốt trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, cùng đóng góp nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương; phối hợp tốt trong tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tại các diễn đàn như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết và Liên hợp quốc.
Đánh giá về vai trò của Singapore tại khu vực Đông Nam Á, Đại sứ Trần Hải Hậu cho rằng quốc đảo này là một phần tất yếu trong sự phát triển và thịnh vượng của khu vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, Singapore nhanh chóng trở thành điểm trung chuyển vận tải đường biển của khu vực ra thế giới và giữa các châu lục.
Sau gần 5 thập niên phát triển, Singapore đang là trung tâm dịch vụ tài chính của khu vực, điểm kết nối trung chuyển hàng không, trung tâm giáo dục, y tế, hội họp, mua sắm, du lịch, giải trí, công nghệ cao...
Có được như vậy là vì Singapore luôn được xếp hạng là nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu thế giới, đứng đầu châu Á về chuỗi cung ứng hậu cần và bảo vệ sở hữu trí tuệ, là nước có bộ máy minh bạch và hoạt động hiệu quả, là một trong những nước ít tham nhũng nhất thế giới./.
Việt Nam tham dự phiên họp Đại Hội đồng WIPO lần thứ 54  (23/09/2014)
Việt Nam - Liên bang Nga đẩy mạnh hợp tác trong phòng, chống tham nhũng  (23/09/2014)
Chương trình giao lưu “Bài ca phụ nữ Việt Nam”  (23/09/2014)
Thủ tướng Chính phủ tiếp Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Liên bang Nga  (23/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên