Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP)
Gần 300 đại biểu của 75 chính đảng đến từ hơn 30 quốc gia châu Á và một số đoàn quan sát viên thuộc các đảng, các tổ chức khu vực và quốc tế đã tham dự hội nghị với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng châu Á”. Tổng thống Sri Lanca Mahinda Rajapaksa (Ma-hin-đa Ra-gia-pắc-xa), Chủ tịch Đảng Tự do Sri Lanca, đã khai mạc hội nghị. Bên lề hội nghị đã diễn ra cuộc họp lần thứ 23 Ủy ban thường trực ICAPP và hai hội nghị chuyên đề về “Vai trò của các chính trị gia nữ trong quá trình xây dựng cộng đồng châu Á” và “Vai trò của các nhà lãnh đạo trẻ trong quá trình xây dựng cộng đồng châu Á”. Hội nghị đã nhất trí thông qua quyết định mở rộng Ủy ban thường trực ICAPP và tăng cường quan hệ của ICAPP với các tổ chức chính đảng của Mỹ Latinh và châu Phi.
Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố Colombo, nhấn mạnh cam kết của các chính đảng ở châu Á trong việc “xây dựng một cộng đồng châu Á” hòa bình và thịnh vượng, với lợi ích chung, vận mệnh chung và trách nhiệm chung; khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các quốc gia thông qua tiếp tục phát huy vai trò của các chính đảng. Tuyên bố bày tỏ lo ngại trước nguy cơ xung đột và bạo lực gia tăng tại nhiều nơi trong khu vực. Đặc biệt, Tuyên bố nêu rõ các vấn đề tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở một số nơi trong khu vực có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với tình hình an ninh chung trên toàn khu vực. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các cuộc xung đột thông qua đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc. Hội nghị cũng kêu gọi tăng cường hợp tác giải trừ vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng vì sự thịnh vượng của khu vực, tăng cường hợp tác, giao lưu nhân dân vì một châu Á phát triển bền vững.
Đoàn đại biểu Đảng ta đã tích cực tham gia tất cả các hoạt động của Hội nghị: Dự cuộc họp lần thứ 23 của Ủy ban thường trực ICAPP; lãnh đạo Đoàn tham gia Đoàn Chủ tịch Hội nghị toàn thể và điều hành hội nghị. Đánh giá cao chủ đề của hội nghị lần này của ICAPP, phát biểu của đồng chí Hoàng Bình Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Đảng ta - đã đề cập đến những biến động gần đây, trong đó có nhiều nhân tố gây bất ổn đối với khu vực và nhu cầu của việc tăng cường đoàn kết, không ngừng củng cố lòng tin, tăng cường đối thoại, vì mục tiêu xây dựng một cộng đồng châu Á phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ của chuyến công tác, Tổng thống Sri Lanca, Chủ tịch Đảng Tự do Sri Lanca Mahinda Rajapaksa đã tiếp thân mật đoàn đại biểu Đảng ta. Đồng chí Hoàng Bình Quân chuyển lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tổng thống Rajapaksa, bày tỏ cảm ơn chính phủ và nhân dân Sri Lanca về sự giúp đỡ Việt Nam trong đấu tranh thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới hiện nay. Trao đổi về các nội dung, lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Sri Lanca, Tổng thống Rajapaksa đánh giá cao những thành tựu đổi mới và chính sách đối ngoại của Việt Nam, hoan nghênh việc tăng cường trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai đảng và hai nước, bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, nông nghiệp, thủy sản, dầu khí; kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Sri Lanca.
Đoàn cũng đã gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanca D.E.W.Gunasekera (Gu-na-xê-kê-ra), Bộ trưởng Phát triển Nguồn nhân lực Sri Lanca, trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng; đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài Hồ Chủ tịch và thăm “Góc Việt Nam” trong Thư viện thủ đô Colombo; thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam.
Bên lề hội nghị, Đoàn đại biểu Đảng ta đã có một số cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các chính đảng của nhiều nước nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới./.
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng tăng cường hợp tác với các địa phương của Cuba  (21/09/2014)
Thủ tướng Đức Merkel ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc  (21/09/2014)
Thủ tướng Nga Medvedev cảnh báo EU có thể mất thị phần tại Nga  (21/09/2014)
Chính quyền Ukraine và phe ly khai nhất trí lập vùng phi quân sự  (21/09/2014)
Sẽ có 95% doanh nghiệp Đà Nẵng kê khai thuế qua mạng  (21/09/2014)
Thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria Thành phố Hồ Chí Minh  (21/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên