Kinh tế châu Á đứng trước hai kịch bản phát triển đến năm 2050
23:13, ngày 19-09-2014
Ngày 19-9, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam phối hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Phát triển châu Á lần thứ 5 với chủ đề “Những thách thức và chiến lược hướng tới phát triển bền vững của châu Á”.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á và đại diện đối tác phát triển quốc tế.
Khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định vai trò của Diễn đàn Phát triển châu Á (ADF), với việc tạo điều kiện để các nước châu Á trao đổi về những cơ hội và thách thức trên con đường phát triển chung của khu vực và của mỗi quốc gia.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á sẽ đứng trước hai kịch bản phát triển đến năm 2050. Kịch bản thứ nhất đó là “Một kỷ nguyên châu Á” với GDP cao gấp 10 lần năm 2010. Kịch bản thứ hai đó là châu Á mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình.
Để tránh nguy cơ rơi vào kịch bản thứ hai, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, “các quốc gia châu Á, đặc biệt các nước có mức thu nhập trung bình, phải có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời để giải quyết các khó khăn, thách thức nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”.
Đối với Việt Nam, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù Việt Nam đã đạt trước thời hạn hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs). Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt các thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, những thách thức mới cũng đặt ra khi mà động lực phát triển của 30 năm trước đang giảm dần và gần như hết dư địa.
“Để tránh bẫy thu nhập trung bình, Chính phủ Việt Nam đã tìm những phương thức phát triển mới, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên chất lượng, năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, huy động sự tham gia rộng rãi của các đối tác vào quá trình phát triển”, Bộ trưởng nói.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận ba nội dung chính: Vượt bẫy thu nhập trung bình thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực; Huy động các nguồn tài chính phát triển để duy trì tăng trưởng bền vững; Chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau.
Các đại biểu đã thống nhất các nguyên tắc chung, hợp tác phát triển hướng tới tăng trưởng bền vững của châu Á cần được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, được xác định bằng sự tham gia rộng rãi, tính bền vững lâu dài.
Bên cạch đó, các đối tác hợp tác phát triển với mục tiêu tăng trưởng bền vững đòi hỏi những mối quan hệ toàn cầu với sự tham gia có ý nghĩa và tích cực của các bên liên quan bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, các tổ chức phát triển, các định chế tài chính song phương và đa phương, các nghị viện, chính quyền địa phương, các tổ chức trong khu vực tư nhân, các quỹ từ thiện và các tổ chức xã hội dân sự.
Các nhà tài trợ song phương ODA và các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á đã nhất trí tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là chất xúc tác trong việc xây dựng một khu vực không có đói nghèo trong quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Tham dự Diễn đàn, Chủ tịch Ngân hàng Phát chiển châu Á (ADB), ông Takehiko Nakao khẳng định cam kết mạnh mẽ “ADB luôn chú trọng và ưu tiên hợp tác, giúp đỡ các nước châu Á vượt qua các thách thức của quá trình phát triển và xây dựng một khu vực không có đói nghèo, trong đó tập trung hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực thể chế hướng tới hợp tác khu vực và hội nhập”./.
Khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định vai trò của Diễn đàn Phát triển châu Á (ADF), với việc tạo điều kiện để các nước châu Á trao đổi về những cơ hội và thách thức trên con đường phát triển chung của khu vực và của mỗi quốc gia.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á sẽ đứng trước hai kịch bản phát triển đến năm 2050. Kịch bản thứ nhất đó là “Một kỷ nguyên châu Á” với GDP cao gấp 10 lần năm 2010. Kịch bản thứ hai đó là châu Á mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình.
Để tránh nguy cơ rơi vào kịch bản thứ hai, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, “các quốc gia châu Á, đặc biệt các nước có mức thu nhập trung bình, phải có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời để giải quyết các khó khăn, thách thức nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”.
Đối với Việt Nam, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù Việt Nam đã đạt trước thời hạn hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs). Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt các thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, những thách thức mới cũng đặt ra khi mà động lực phát triển của 30 năm trước đang giảm dần và gần như hết dư địa.
“Để tránh bẫy thu nhập trung bình, Chính phủ Việt Nam đã tìm những phương thức phát triển mới, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên chất lượng, năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, huy động sự tham gia rộng rãi của các đối tác vào quá trình phát triển”, Bộ trưởng nói.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận ba nội dung chính: Vượt bẫy thu nhập trung bình thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực; Huy động các nguồn tài chính phát triển để duy trì tăng trưởng bền vững; Chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau.
Các đại biểu đã thống nhất các nguyên tắc chung, hợp tác phát triển hướng tới tăng trưởng bền vững của châu Á cần được thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, được xác định bằng sự tham gia rộng rãi, tính bền vững lâu dài.
Bên cạch đó, các đối tác hợp tác phát triển với mục tiêu tăng trưởng bền vững đòi hỏi những mối quan hệ toàn cầu với sự tham gia có ý nghĩa và tích cực của các bên liên quan bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, các tổ chức phát triển, các định chế tài chính song phương và đa phương, các nghị viện, chính quyền địa phương, các tổ chức trong khu vực tư nhân, các quỹ từ thiện và các tổ chức xã hội dân sự.
Các nhà tài trợ song phương ODA và các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Phát triển châu Á đã nhất trí tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là chất xúc tác trong việc xây dựng một khu vực không có đói nghèo trong quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Tham dự Diễn đàn, Chủ tịch Ngân hàng Phát chiển châu Á (ADB), ông Takehiko Nakao khẳng định cam kết mạnh mẽ “ADB luôn chú trọng và ưu tiên hợp tác, giúp đỡ các nước châu Á vượt qua các thách thức của quá trình phát triển và xây dựng một khu vực không có đói nghèo, trong đó tập trung hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực thể chế hướng tới hợp tác khu vực và hội nhập”./.
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi trong cả nước  (19/09/2014)
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi trong cả nước  (19/09/2014)
Những triển vọng cho kinh tế biển, đảo  (19/09/2014)
Sinh viên điều dưỡng: thừa hay thiếu?  (19/09/2014)
Thủ tướng tiếp các nhà báo dự Hội nghị mạng thông tin châu Á  (19/09/2014)
Việt Nam luôn dành ưu tiên cho tăng cường quan hệ với Lào  (19/09/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên