Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ trình quốc thư
Các Đại sứ bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và sẽ làm hết sức để củng cố, phát triển mối quan hệ với Việt Nam.
Ngày 17-9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đại sứ các nước Sierra Leone, Iceland, Tunisia, Tanzania, Guatemala, Gruzia, Mali trình quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Chúc mừng các Đại sứ đảm nhận trọng trách quan trọng tại Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định, sẽ tạo mọi điều kiện để các Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ.
Tiếp Đại sứ Sierra Leone - ngài Victo Bockariefoh, Chủ tịch nước gửi lời chào và chúc sức khỏe tới Tổng thống và chia sẻ với những khó khăn mà Sierra Leone đang phải đối mặt với đại dịch Ebola. Chủ tịch nước khẳng định trên tinh thần hợp tác hữu nghị, trong khả năng của mình, Việt Nam sẽ xem xét hỗ trợ đối với Sierra Leone đối phó với nạn đói và đại dịch Ebola. Đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Chủ tịch nước cho rằng hợp tác kinh tế, thương mại còn chưa tương xứng với tiềm năng, kim ngạch hai chiều còn thấp, hai bên cần rà soát các lĩnh vực có thế mạnh như nông nghiệp, y tế... để đẩy mạnh hợp tác song phương. Ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương, Chủ tịch nước mong muốn Sierra Leone ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Ecosoc và ứng cử thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, đồng thời công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Đại sứ Sierra Leone bày tỏ vui mừng được nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam và chia sẻ về tình hình đại dịch Ebola đang diễn ra tại nước mình, ngài đại sứ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ để chống đại dịch, trong đó cấp thiết là lương thực, bởi Sierra Leone hiện sản xuất nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. Nhấn mạnh tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, đại sứ Sierra Leone khẳng định sẽ nỗ lực hết sức thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Chào mừng Đại sứ Iceland Stefan Skjaldarson, Chủ tịch nước cảm ơn sự ủng hộ của Iceland trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cá nhân ngài đại sứ. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn mong muốn thắt chặt quan hệ với bạn bè đã hỗ trợ Việt Nam. Nhấn mạnh tiềm năng của hai nước, Chủ tịch nước đề nghị ngài đại sứ sẽ dành thời gian tìm hiểu nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực có thế mạnh, qua đó thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Đại sứ Stefan Skjaldarson, gửi lời chào của Tổng thống Iceland đến Chủ tịch nước và cho rằng Việt Nam và Iceland chưa có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, do đó, trong nhiệm kỳ của mình ngài đại sứ có trách nhiệm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và hợp tác giáo dục.
Tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Tunisia, ngài Tarek Amri, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với khu vực châu Phi, trong đó có Tunisia. Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ của Tunisia đối với các công dân Việt Nam di chuyển an toàn sau sự kiện tại Libya, đánh giá cao hợp tác trên diễn đàn khu vực và quốc tế, Chủ tịch nước mong muốn Tunisia ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Ecosoc và ứng cử thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác, Chủ tịch nước đề nghị hai bên sớm tổ chức họp Ủy ban liên Chính phủ vào năm 2015 để rà soát lại những việc đang làm và ký kết thêm hiệp định mới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Thông qua ngài đại sứ, Chủ tịch nước gửi lời mời tới Tổng thống Tunisia sang thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước là tiền đề quan trọng để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác trong thời gian tới. Đại sứ Tarek Amri khẳng định Tunisia mong muốn là đối tác quan trọng của Việt Nam không chỉ song phương mà còn trên cả các diễn đàn đa phương, Tunisia sẵn sàng là cầu nối để Việt Nam mở rộng hợp tác hơn nữa với khu châu Phi.
Chào mừng Đại sứ Tanzania ngài Abdunrahaman Amiri Simbo nhận trọng trách tại Viêt Nam, Chủ tịch nước cho biết đang trông đợi chuyến thăm của Tổng thống Tanzania thăm Việt Nam sắp tới sẽ mở ra bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước. Nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị được xây dựng trong 50 năm qua, Chủ tịch nước khẳng định sự coi trọng mối quan hệ với Tanzania cũng như khu vực Châu Phi. Đánh giá cao sự hợp tác trên diễn đàn khu vực và quốc tế, Chủ tịch nước mong muốn Tanzania ủng hộ Việt Nam ứng cử vào tổ chức UNESCO nhiệm kỳ 2015 - 2019, Hội đồng Ecosoc nhiệm kỳ 2016 - 2018 và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Về quan hệ song phương, Chủ tịch nước cho rằng hai bên có rất nhiều tiềm năng hợp tác như nông nghiệp, viễn thông... hai bên cần rà soát lại hiệp định đã ký kết, đồng thời tìm kiếm đối tác thứ 3 để thúc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Chủ tịch nước khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt nhất để ngài đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Vui mừng nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, ngài Đại sứ cam kết sẽ làm hết sức mình thúc đẩy mối quan hệ hợp tác truyền thống. Thông báo với Chủ tịch nước về việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Tanzania vào cuối tháng 10 tới, ngài Đại sứ tin tưởng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tiếp Đại sứ Cộng hòa Guatemala tại Hàn Quốc kiêm nhiệm Việt Nam, ngài Gustavo A.Lopez Calderon, Chủ tịch nước cho rằng mặc dù cách xa về địa lý nhưng hai nước có sự gắn bó chặt chẽ. Tuy nhiên, hợp tác kinh tế, thương mại còn thấp, do đó, Việt Nam luôn mong muốn củng cố mối quan hệ hợp tác truyền thống với Guatemala và với khu vực Caribe Mỹ Latinh. Chủ tịch nước khẳng định với vai trò thành viên của tổ chức ASEAN đang phát triển, Việt Nam sẵn sàng là cánh cửa để Guatemala mở rộng hơn nữa hợp tác song phương và với khu vực ASEAN nhiều tiềm năng.
Đại sứ Guatemala gửi lời chào của Tổng thống Guatemala tới Chủ tịch nước và khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, trong đó Guatemala rất mong muốn Chủ tịch nước tạo điều kiện để mở Đại sứ quán tại Việt Nam. Ngài Đại sứ cho rằng với thị trường 500 triệu dân, đây chính là cơ hội để mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Guatemala cũng như với khu vực Mỹ Latinh.
Tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Gruzia, ngài David Aptsiauri, Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ của Gruzia trong những năm đấu tranh giành độc lập trước đây, cũng như đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ, trí thức. Chủ tịch nước vui mừng vì Gruzia từng bước ổn định và phát triển và bày tỏ trên cương vị mới, ngài Đại sứ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa hai nước.
Gửi lời chúc và lời mời thăm của Tổng thống Gruzia tới Chủ tịch nước, Đại sứ David Aptsiauri cho rằng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống và vị trí vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực, Gruzia mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai nước và với khu vực châu Á. Thông báo một số tình hình của đất nước, với chính sách đối ngoại cân bằng, Gruzia mong muốn mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ và phương Tây, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với Nga, cùng với việc cải cách kinh tế trong nước Gruzia đang từng bước ổn định và phát triển.
Chào mừng Đại sứ Cộng hòa Mali, ngài Lăng-xi-na Bu-a Cô-nê, Chủ tịch nước nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ trên diễn đàn khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, đồng thời mong muốn Mali ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Ecosoc và thành viên không thường trực Liên Hợp Quốc.
Ghi nhận cơ chế hợp tác 3 bên hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch nước mong muốn hai bên tiếp tục tìm ra nguồn tài trợ mới để duy trì hợp tác. Bên cạnh đó hai bên cần rà soát hiệp định, khai thác tiềm năng thế mạnh để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Vinh dự nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Đại sứ Bu-a Cô-nê cho biết nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ của mình là thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục. Nhất trí với gợi mở của Chủ tịch nước, Đại sứ Bu-a Cô-nê cho rằng Mali hiện vẫn chưa chủ động được lương thực, do đó việc hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm về nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với Mali. Đại sứ Bu-a Cô-nê khẳng định sẽ làm hết sức củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị hai nước./.
Tổng thống Ấn Độ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (17/09/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mừng thượng thọ giáo sư Vũ Khiêu  (17/09/2014)
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường  (16/09/2014)
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường  (16/09/2014)
Xuất khẩu Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO - Thực tiễn và vấn đề đặt ra  (16/09/2014)
Xuất khẩu Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO - Thực tiễn và vấn đề đặt ra  (16/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên