40 năm Việt Nam tham dự thi Toán quốc tế
Vị trí của hệ thống trường chuyên cả nước cùng phong trào đào tạo học sinh giỏi nói chung và thi Toán quốc tế nói riêng đã khuyến khích, tạo khát vọng và động lực học tập để nhiều thế hệ học sinh Việt Nam không ngừng phấn đấu, rèn luyện, đóng góp tài năng, trí tuệ vào công cuộc phát triển và chấn hưng đất nước.
GS, TS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; GS, TS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, đại diện các bộ, ngành cùng các nhà toán học lão thành đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đến dự.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, bảng thành tích đầy ấn tượng sau 38 lần Việt Nam dự thi IMO với 228 thí sinh, đoạt 213 huy chương các loại (tỷ lệ hơn 93%) khẳng định khả năng tư duy của người Việt, góp phần khuyến khích học tập, đào tạo hiền tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt qua việc tham gia các kỳ thi toán quốc tế chúng ta đã hoàn thiện hệ thống các trường chuyên trong cả nước để làm nòng cốt cho việc bồi dưỡng, phát triển nhân tài, trí tuệ Việt Nam và kết quả chúng ta đã có những nhà khoa học đầu ngành được thế giới công nhận như: GS. Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn…
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục dành sự quan tâm hoàn thiện hệ thống các trường chuyên trong cả nước để lấy đây làm nòng cốt cho việc phát triển nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập, nghiên cứu toán học nói riêng và các môn khoa học khác trong thế hệ trẻ hôm nay.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, những thành tích của các thí sinh Việt Nam đạt được tại các Olympic Quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, cùng với những thành công sau này trong các lĩnh vực khoa học cơ bản của nhiều cựu thí sinh Việt Nam tham dự IMO đã khẳng định con người Việt Nam hoàn toàn có khả năng chinh phục các đỉnh cao khoa học, nếu được quan tâm đầu tư thích đáng.
Năm 1974, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy, được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn tham dự kỳ thi IMO dành cho học sinh trung học lần thứ 16 tại Cộng hòa Dân chủ Đức với kết quả dành 1 HCV, 1HCB và 2 HCĐ. Kể từ đó đến nay Viêt Nam đã 38 lần tham dự IMO. Các học sinh Việt Nam đã đoạt được 213 huy chương, trong đó 52 Huy chương Vàng, 94 Huy chương Bạc và 67 Huy chương đồng. Có 6 học sinh hai lần đạt Huy chương Vàng, 9 học sinh đạt điểm tuyệt đối (trong đó có GS. Ngô Bảo Châu thi năm 1988)./.
Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 35  (14/09/2014)
Tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư tại Nam Phi  (14/09/2014)
Múa rối nước Việt Nam làm xiêu lòng khán giả Nhật Bản  (14/09/2014)
Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEM kêu gọi tăng hợp tác Á-Âu  (14/09/2014)
Nhà nước Hồi giáo tự xưng tuyên bố đã chặt đầu con tin người Anh  (14/09/2014)
Tổng thống Ấn Độ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam  (14/09/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên